Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao

Nhiễm khuẩn huyết

Theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu ca nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm trùng này đã cướp đi sinh mạng của hơn 258.000 người Mỹ mỗi năm.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết

Có ba giai đoạn nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng. Giai đoạn nhiễm trùng xảy ra khi bạn đang hồi phục sau một thủ thuật trong bệnh viện nhưng không phải luôn luôn như vậy. Việc tìm đến sự chăm sóc y tế là rất cần thiết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây. Bạn càng được điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao.

Giai đoạn nhiễm trùng: Triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:

  • Sốt hơn 38 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C
  • Nhịp tim hơn 90 lần/phút
  • Nhịp thở hơn 20 lần/phút
  • Nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng

Bạn sẽ phải có 2 trong số các triệu chứng trên thì mới có thể được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết.

Giai đoạn nhiễm trùng nặng

Nhiễm trùng nặng xảy ra khi có một cơ quan bị suy. Bạn có thể có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau để chẩn đoán nhiễm trùng máu nặng:

  • Những vùng da đổi màu
  • Giảm tiểu tiện
  • Thay đổi về mặt tâm thần
  • Giảm tiểu cầu
  • Gặp các vấn đề về hô hấp
  • Các bất thường về chức năng tim
  • Ớn lạnh do giảm nhiệt độ cơ thể
  • Bất tỉnh
  • Ốm yếu quá mức

Giai đoạn sốc nhiễm trùng: Triệu chứng của giai đoạn này bao gồm các triệu chứng của giai đoạn nhiễm trùng nặng đi kèm với việc tụt huyết áp xuống rất thấp.

Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn huyết

Mặc dù nhiễm khuẩn huyết là tình trạng có thể gây nguy hiểm tính mạng, nhưng tình trạng bệnh cũng có thể từ nhẹ đến nặng. Tỷ lệ hồi phục ở những ca nhẹ sẽ cao hơn. Sốc nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Đã từng có tiền sử bị nhiễm trùng huyết nặng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn trong tương lai.

Nhiễm trùng huyết nặng hoặc sốc nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng. Những cục máu đông nhỏ có thể hình thành khắp cơ thể. Chúng sẽ làm tắc nghẽn dòng máu và oxy đến các cơ quan quan trọng và và các mô cơ quan khác của cơ thể. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ bị suy các cơ quan và hoại tử mô.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhưng những loại nhiễm trùng sau đây thường dễ gây nhiễm trùng hơn:

  • Viêm phổi
  • Viêm thận
  • Nhiễm trùng máu

Theo CDC, số ca nhiễm khuẩn huyết ở Mỹ tăng lên hàng năm, từ năm 2000 đến năm 2008, số người nhập viện vì nhiễm khuẩn huyết tăng từ 621.000 người lên 1.141.000 người. Lý do của việc tăng này có thể là:

  • Việc già hóa dân số bởi nhiễm khuẩn huyết thường phổ biến ở người cao tuổi hơn
  • Do việc kháng kháng sinh tăng lên
  • Do tăng số lượng người có các bệnh dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch

Những người có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn huyết

Mặc dù có những người có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết. Những người có nguy cơ cao thường là:

  • Người già và trẻ nhỏ
  • Người có hệ miễn dịch yếu như người nhiễm HIV hoặc người đang điều trị hóa trị liệu ung thư
  • Người đang được điều trị trong khoa hồi sức tích cực
  • Người tiếp xúc với các thiết bị xâm lân như ống truyền tĩnh mạch hoặc ống thở

Điều trị nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Bác sỹ sẽ dùng rất nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm khuẩn huyết, bao gồm:

  • Kháng sinh truyền tĩnh mạch để chống nhiễm trùng
  • Thuốc vận mạch để tăng huyết áp
  • Insulin để duy trì cân bằng đường huyết
  • Corticosteroid để giảm viêm
  • Thuốc giảm đau

Giai đoạn nhiễm trùng nặng cần lượng dịch truyền tĩnh mạch rất lớn và cần có mặt nạ để thở. Nếu thận bị ảnh hưởng, bạn sẽ phải tiến hành lọc máu. Một máy lọc máu sẽ làm thay chức năng của thận (bao gồm lọc các chất cặn có hại, muối và nước thừa ra khỏi máu).

Trong một số trường hợp, sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguồn gây nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể bao gồm dẫn lưu áp xe mủ hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng.

Tiên lượng

Luôn nhớ rằng nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng cấp cứu. Mỗi giây mỗi phút của bệnh nhân đều đáng giá, nhất là khi tình trạng nhiễm trùng lan nhanh. Không có một triệu chứng cụ thể của nhiễm khuẩn huyết nhưng sẽ là biểu hiện của một nhóm các triệu chứng.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn huyết, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, đặc biệt là khi bạn có sẵn tình trạng nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 triệu chứng thầm lặng của nhiễm khuẩn huyết - Phần 111 triệu chứng thầm lặng của nhiễm khuẩn huyết - Phần 2

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm