Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm xương chũm

Nếu viêm tai không được điều trị triệt để có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có viêm xương chũm.

Viêm xương chũm

Một trong những cấu trúc quan trọng nhất của tai trong chính là xương chũm. Mặc dù được gọi là xương nhưng xương chũm không có cấu trúc điển hình như những xương khác trong cơ thể. Xương chũm được cấu tạo bởi những túi chứa khí và giống như bọt biển, chứ không đặc và thô ráp giống hầu hết các xương.

Xương chũm phải nhận không khí từ các phần khác của tai, bao gồm vòi Eustachian để duy trì chức năng thích hợp. Vòi Eustachian là ống nối giữa tai giữa và họng sau. Nếu bạn bị nhiễm trùng tai giữa và làm tắc vòi này, thì sau đó có thể dẫn đến viêm xương chũm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xương chũm là do viêm tai giữa không được điều trị. Bệnh có thể lan vào tai trong, xâm nhập vào các hốc trong xương chũm và bắt đầu phá hủy xương.

Mặc dù bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn.

Triệu chứng

Những triệu chứng của viêm xương chũm tương tự với các loại viêm tai:

  • Chảy dịch bên tai bị bệnh
  • Đau tai
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Nghe kém bên tai bị bệnh
  • Sưng, đỏ và căng tức phía sau tai bị bệnh

Trong một số trường hợp, viêm xương chũm có thể dẫn đến áp-xe não và các biến chứng khác liên quan đến xương sọ. Những triệu chứng của các bệnh này bao gồm đau đầu dữ dội và sưng phía sau mắt hay còn gọi là phù gai thị.

Chẩn đoán

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm tai, bác sĩ sẽ khám tai và đầu để xác định nhiễm trùng có lan tràn sang xương chũm không.

Xương chũm nằm ở tai trong và không thể quan sát rõ tình trạng viêm. Bác sĩ có thể cần làm một số xét nghiệm để chẩn đoán như:

  • Đếm số lượng bạch cầu
  • Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ tai và đầu
  • Chụp Xquang sọ

Chọc dò tủy sống cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp cần thiết.

Điều trị

Viêm xương chũm có thể đe dọa tính mạng. Điều trị ban đầu của nhiễm trùng nặng này đòi hỏi phải nhập viện. Bạn sẽ được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch ở bệnh viện và uống kháng sinh một vài ngày sau khi đã được xuất viện.

Nếu nhiễm trùng không được loại bỏ hoàn toàn bằng kháng sinh, phẫu thuật có thể được chỉ định. Phẫu thuật được thực hiện nhằm lấy bỏ một phần xương chũm để dẫn lưu nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể dẫn lưu dịch nhiễm trùng ở tai giữa.

Biến chứng

Điều trị viêm xương chũm có thể khó khăn do xương này nằm sâu ở tai trong. Những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra nếu điều trị không hiệu quả hoặc không điều trị và dẫn đến phá hủy xương chũm. Các biến chứng bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Liệt mặt
  • Nghe kém, điếc
  • Viêm màng não (vi khuẩn lây nhiễm vào màng bao quanh não và tủy sống)
  • Áp-xe ngoài màng cứng
  • Nhiễm khuẩn huyết

Phòng bệnh

Bạn có thể phòng ngừa viêm xương chũm bằng cách điều trị hoàn toàn tất cả những nhiễm trùng tai. Đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu bạn bị viêm tai, ví dụ như uống kháng sinh 7-10 ngày.

Tiên lượng

Can thiệp sớm là cần thiết để phòng ngừa những tổn thương vĩnh viễn của viêm tai xương chũm. Thậm chí khi điều trị thành công thì nhiễm trùng vẫn có thể trở lại. Bác sĩ sẽ theo dõi sát những người bị viêm xương chũm để đảm bảo nhiễm trùng không lan truyền hoặc tái phát.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn trọng với bệnh viêm tai cấp tính ở trẻ nhỏ

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm