Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nước sai cách gây hại cho cơ thể thế nào?

Nước rất quan trọng đối với mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, vượt quá nhu cầu chất lỏng hàng ngày thậm chí có thể gây hại cho cơ thể.

Nước tham gia vào tất cả các hoạt động từ cấp độ tế bào của các cơ quan trong cơ thể. Khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể, bạn giữ cho cơ thể đủ năng lượng để hoạt động khỏe mạnh. Do nước không chứa calo nên nó cũng là một công cụ tuyệt vời để kiểm soát cân nặng của bạn.

1. Nhu cầu về nước hàng ngày

Khuyến nghị về lượng nước cung cấp hàng ngày cho những người từ 19 tuổi trở lên là khoảng 3,7 lít (tương đương 15 cốc) đối với nam giới và 2,7 lít (khoảng 11 cốc) đối với phụ nữ. Đây là lượng chất lỏng tổng thể của bạn mỗi ngày, bao gồm bất cứ thứ gì bạn ăn hoặc uống có chứa nước, chẳng hạn như trái cây hoặc rau quả.

Các khuyến nghị cho trẻ em liên quan đến từng độ tuổi. Cụ thể:

  • Trẻ em từ 4-8 tuổi nên uống khoảng 5 cốc.

  • Trẻ từ 9-13 tuổi cần uống 7-8 cốc mỗi ngày.

  • Trẻ vị thành niên từ 14-18 tuổi uống khoảng 8-11 cốc mỗi ngày tùy nhu cầu của trẻ.

Uống nước sai cách gây hại cho cơ thể thế nào? - Ảnh 1.

Phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn.

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, các khuyến nghị của bạn sẽ thay đổi. Phụ nữ mang thai ở mọi lứa tuổi nên uống khoảng 10-12 cốc nước mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú cần cung cấp nhiều nước hơn để sản xuất sữa, tổng lượng nước mỗi ngày khoảng 13-14 cốc.

Đối với vận động viên hoặc những người hoạt động thể chất mạnh bị mất nhiều chất lỏng qua mồ hôi sẽ cần nhiều nước hơn.

Ngoài ra, vì tế bào cơ có nồng độ nước cao hơn so với tế bào mỡ, người có nhiều cơ nạc hơn sẽ có nhu cầu nước cao hơn người có nhiều mỡ.

2. Mất nước ảnh hưởng tới cơ thể thế nào?

Cơ thể của bạn liên tục sử dụng và mất chất lỏng thông qua các hành động như đổ mồ hôi và đi tiểu. Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn mất nhiều nước hoặc chất lỏng hơn lượng nước cần thiết.

Các triệu chứng mất nước có thể bao gồm khát, tiểu ít, nước tiểu có màu đậm, cảm giác cực kỳ khát đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Ở trẻ em, mất nước có thể gây khô miệng và lưỡi, thiếu nước mắt khi khóc và đi tiểu ít hơn bình thường.

Uống nước sai cách gây hại cho cơ thể thế nào? - Ảnh 2.

Thiếu nước có thể dẫn đến mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.

(Ảnh minh họa)

Mất nước có thể dẫn đến:

  • Nhầm lẫn hoặc suy nghĩ không rõ ràng

  • Thay đổi tâm trạng

  • Đau đầu

  • Sốt

  • Táo bón

  • Sỏi thận

  • Sốc

Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống thêm nước và các chất lỏng khác. Nếu bạn bị mất nước nghiêm trọng, bạn có thể cần được điều trị tại bệnh viện.

3. Uống nước sai cách cũng gây nguy hiểm

Uống nước sai cách, ví dụ như uống quá nhiều nước cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn không thể loại bỏ lượng nước dư thừa. Khi đó, lượng nước bổ sung có thể làm loãng các chất điện giải trong máu của bạn. Nồng độ natri của bạn giảm và có thể dẫn đến tình trạng được gọi là hạ natri máu.

Thiên Châu - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm