Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau khỏi COVID-19 có nên kiêng “chuyện ấy”?

Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người thắc mắc liệu có thể quan hệ tình dục ngay không và “chuyện ấy” hậu COVID-19 có ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Khỏi COVID-19 có thể quan hệ tình dục được hay không?

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục của con người. Đối với nam giới, nhiều bằng chứng đã tìm thấy virus SARS-CoV-2 gây tổn thương tại tinh hoàn của nam giới bị nhiễm COVID-19. Chất lượng, số lượng tinh trùng cũng giảm đáng kể ở những bệnh nhân sau nhiễm COVID-19. Tuy ở nữ giới hiện chưa có bằng chứng cho thấy tổn thương ở buồng trứng cũng như chưa thấy ảnh hưởng xấu tới chất lượng của nang trứng nhưng có rất nhiều chị em bị suy giảm nhu cầu với chuyện chăn gối sau mắc COVID-19.

Hiện nay, nhiều người khỏi COVID-19 có chung thắc mắc liệu có nên kiêng quan hệ tình dục sau mắc để cơ thể có thời gian phục hồi hay không?

Theo Dân trí, Ths.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, hoạt động tình dục là hoạt động gắng sức nhưng lại có tác dụng rất tích cực như tập thể dục, giúp nâng cao sức khỏe thể chất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “chuyện ấy” sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đây là cách giải tỏa stress và nâng cao sức khỏe. Chính vì vậy, xét theo mặt khoa học khuyến khích các cặp đôi quan hệ tình dục lại sớm sau khi khỏi bệnh.

Bác sỹ Thành cũng cho biết thêm, các cặp đôi cần hết sức lưu ý đến yếu tố tâm lý trong và sau khi mắc COVID-19. Bởi vì tình dục là chuyện của hai người vì thế rất cần sự sẻ chia, thông cảm, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Mặt khác, trong giai đoạn hậu COVID-19 rất nhiều người đối mặt với những áp lực từ kinh tế đến đời sống… tất cả đều gây nên những căng thẳng, lo âu với cả nam giới và nữ giới. Vì vậy, thời gian hai vợ chồng cùng mắc bệnh cần sự cố gắng sẻ chia, yêu thương, động viên nhau rất nhiều.

Tình dục là cách tốt nhất để giải toả stress, tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng kết nối

Tình dục là cách tốt nhất để giải toả stress, tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng kết nối.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo, người đã khỏi COVID-19 khi quan hệ tình dục vẫn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, tắm rửa sạch sẽ và thậm chí là đeo khẩu trang.

Ngoài ra, bạn chỉ nên làm “chuyện ấy” khi đảm bảo rằng cả hai người đều khỏe mạnh và cơ thể ở trạng thái sung mãn nhất.

Theo các chuyên gia, khi gặp phải những vấn đề liên quan đến đời sống tình dục hậu COVID-19, bạn cần gặp bác sỹ tư vấn để được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng lên. Nếu để kéo dài, vấn đề bản thân gặp phải không được giải quyết sẽ làm tinh thần suy sụp khiến các mối quan hệ, hạnh phúc gia đình cũng bị ảnh hưởng tránh tâm lý e ngại.

Ngoài ra bệnh nhân có thể tự thực hiện một số việc sau ngay tại nhà nhằm nâng cao sức khỏe thể chất nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng. Tập luyện thể dục thể thao điều độ hàng ngày, cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Uống nhiều nước, ăn tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi. Chế độ ăn bổ sung thêm các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa, giá đỗ…

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn gì uống gì để phục hồi sau khi điều trị COVID-19?

Nguyễn An (Tổng hợp) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm