Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu bạn có bị rụng tóc khi điều trị hóa trị không?

“ Liệu tôi có rụng tóc trong quá trình xạ trị không?” là câu hỏi được hỏi nhiều nhất khi trảo đổi về điều trị hóa trị với một bệnh nhân mới. Rụng tóc do hóa trị là một triệu chứng gây lo lắng ở nhiều bệnh nhân, và nó có thể dẫn đến áp lực tâm lí, giảm sức khỏe, mất hình ảnh đẹp và trầm cảm.

Rụng tóc là triệu chứng đầu tiên thường thấy khiến một người nhìn giống bệnh nhân ung thư.

1. Tôi có bị rụng tóc khi điều trị hóa trị không?

Không phải tất cả hóa trị đều gây rụng tóc, nhưng đa phần là vậy. Lượng tóc mất đi hoặc mỏng đi phụ thuộc vào thuốc hóa trị, liều thuốc và sự nhạy cảm của bạn với thuốc. Đôi khi rụng tóc có thể ảnh hưởng đến nhiều hơn việc mất tóc. Bạn cũng có thể mất lông mày, lông mi , lông nách, lông trên tay và chân, và lông mu.

Với phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, phương pháp hóa trị là sự phối hợp giữa platinum (bạch kim) và taxane. Carboplatin (Paraplatin) và cisplatin (Platinol) là thuốc platinum, and paclitaxel (brands bao gồm Taxol, Abraxane, and others) và docetaxel (Taxotere) là taxane. Những thuốc này thường gây rụng tóc hoặc làm tóc mỏng, đặc biệt khi sử dụng phối hợp.

Điều quan trọng là hỏi bác sĩ nếu thuốc hóa trị có dẫn đến mất tóc không.

2. Hóa trị gây rụng tóc như thế nào?

Hóa trị hoạt động bằng tác dụng đích lên tế bào ung thư có tốc độ phân chia nhanh. Nhưng rất nhiều tế bào bình thường trong cơ thể, ngoài tế bào ung thư, cũng phân chia nhanh. Nang lông - loại tế bào có thể tạo ra lông tóc, là một trong số các tế bào phát triển nhanh và trở thành đích tác dụng không mong muốn của thuốc hóa trị.

3. Khi nào tóc bắt đầu rụng?

Rụng tóc hoặc tóc mỏng do hóa trị thường bắt đầu trong khoảng 1 đến 3 tuần sau lượt điều trị hóa trị đầu tiên. Nó thường tiếp tuc trong một, hai tháng điều trị. Với một số người, tóc sẽ rụng một cách từ từ. Bạn có thể thấy tóc rụng nhiều hơn khi chải tóc hoặc thấy tóc trên gối mỗi sáng. Với những người khác, tóc có thể sẽ rụng thành từng mảng. Nhiều người cạo trọc đầu khi tình trạng này bắt đầu xảy ra.

4. Rụng tóc do hóa trị có kéo dài mãi không?

Rụng tóc do hóa trị thường chỉ tạm thời. Với hầu hết mọi người, tóc sẽ mọc lại khi quá trình điều trị kết thúc. Chỉ một số hiếm trường hợp là tóc sẽ bị rụng vĩnh viễn.

5. Khi nào tóc mọc lại sau điều trị hóa trị?

Nếu bạn rụng tóc do hóa trị, tóc thường bắt đầu mọc lại sau khoảng 1 đến 3 tháng kể từ liều hóa trị cuối cùng. Có thể cần 6 tháng đến 1 năm để tóc mọc lại hoàn toàn. Khi tóc mọc lại, bạn có thể thấy cấu trúc tóc và đôi khi là cả màu sắc tóc bị thay đổi.

6. Có cách nào ngăn rụng tóc do hóa trị không?

Làm lạnh da đầu có thể hữu ích trong ngăn rụng tóc do hóa trị. Sử dụng kĩ thuật làm lạnh da dầu để làm hẹp mạch máu đến da đầu. Điều này làm giảm lượng hóa chất đến chân tóc. Mũ làm lạnh thường có thể mua được.

7. Có nên bảo vệ đầu khi tóc bị rụng?

Một số người dùng mũ, tóc giả để che đầu. Một số phụ nữ lựa chọn việc không che đầu. Quyết định này chủ yếu mang tính cá nhân và hoàn toàn không đúng với tất cả mọi người. Nếu bạn chọn mua tóc giả, bạn nên mua nó trước khi rụng tóc, để bạn có thể chọn màu sắc hoặc hình dáng giống với tóc bình thường của bạn. Nếu có thể, chọn đồ dành cho bệnh nhân ung thư.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm