Tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho người mẹ. Trong khi đó, một vài nhiễm trùng thai kỳ lại có thể lây sang thai nhi thông qua nhau thai hoặc trong khi sinh, khiến cho em bé có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Một số tình trạng nhiễm trùng trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh và thậm chí có thể sẽ đẹ dọa tính mạng người mẹ. Phức tạp hơn, những loại thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.
Do vậy, dự phòng nhiễm trùng trong thai kỳ rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và bé.
Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ bị nhiễm trùng hơn?
Mang thai ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Thay đổi về hàm lượng hormone và chức năng hệ miễn dịch có thể làm thai phụ dễ bị nhiễm trùng hơn và gặp những biến chứng nguy hiểm hơn. Quá trình đau đẻ và sinh nở là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm cho cả mẹ và bé.
Thay đổi hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng... đến các tế bào ung thư cho đến các cơ quan được cấy ghép. Có rất nhiều thành phần của cơ thể sẽ cùng tham gia vào cơ chế nhận diện và loại bỏ các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể.
Khi mang thai, hệ miễn dịch sẽ thay đổi để có thể bảo vệ được cả bạn và em bé khỏi các loại bệnh tật. Một số phần của hệ miễn dịch sẽ được tăng cường chức năng, trong khi một số phần khác lại suy giảm chức năng. Việc này sẽ tạo ra sự cân bằng giúp phòng chống nhiễm trùng ở em bé mà không gây ra tác hại với cơ thể người mẹ
Những thay đổi này cũng sẽ giúp bảo vệ em bé khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể người mẹ. Về lý thuyết, cơ thể bà me sẽ thải loại em bé như một “vật thể lạ” nhưng cơ thể lại không làm như vậy. Cũng giống như việc cấy ghép một cơ quan mới, cơ thể mẹ sẽ coi em bé một phần là người lạ, một phần là bản thân cơ thể. Việc này sẽ giúp giữ cho hệ miễn dịch không tấn công em bé.
Mặc dù có cơ chế bảo vệ như vậy, nhưng người mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là các tình trạng nhiễm trùng không gây bệnh. Trong suốt quá trình mang thai, hệ miễn dịch sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn vì phải bảo vệ cho 2 người. Việc này sẽ làm bà mẹ
dễ mắc phải một số tình trạng nhiễm trùng nhất định.
Thay đổi các hệ cơ quan trong cơ thể
Ngoài việc thay đổi chức năng miễn dịch, thay đổi hormone cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Sự thay đổi hormone thường sẽ ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, bao gồm:
Vì tử cung sẽ lớn hơn trong suốt thai kỳ nên sẽ tạo ra một áp lực rất lớn lên bàng quang. Cùng lúc đó, hormone progesterone tăng tiết trong thai kỳ sẽ làm thư giãn cơ niệu quản và bàng quang. Hậu quả là, nước tiểu có thể sẽ tích tụ trong bàng quang quá lâu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Thay đổi hormone, đặc biệt là lượng estrogen tăng cao cũng có thể sẽ làm bạn nhạy cảm hơn với việc nhiễm nấm candida trong hệ sinh dục.
Với hệ hô hấp, thay đổi về lượng dịch trong phổi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, ví dụ như bệnh viêm phổi. Khi mang thai, dịch trong phổi nhiều hơn sẽ làm tăng áp lực lên phổi và bụng. Mang thai cũng gây ra khó khăn cho cơ thể trong việc làm sạch các dịch phổi, dẫn đến tích tụ dịch trong phổi. Lượng dịch thừa sẽ kích thích vi khuẩn phát triển và cản trở khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Nguy cơ cho mẹ
Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong khi mang thai sẽ gây ra một số vấn đề lớn cho người mẹ. Những tình trạng này bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo và nhiễm trùng hậu sản.
Nguy cơ cho em bé
Một số nhiễm trùng thai kỳ lại là vấn đề lớn với thai nhi. Các nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasmosis, và parvovirus có thể truyền từ mẹ sang con và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng nhiễm cytomegalovirus khi sinh. Kháng sinh có thể thích hợp để điều trị nhiễm toxoplasmosis. Mặc dù chưa có kháng sinh điều trị parvovirus, nhưng tình trạng nhiễm trùng này có thể điều trị được bằng việc truyền máu.
Nguy cơ cho cả mẹ và bé
Một số tình trạng nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bao gồm:
Kháng sinh có thể sẽ điều trị hiệu quả tình trạng giang mai và nhiễm listeria ở mẹ và bé, nếu được chẩn đoán kịp thời. Mặc dù chưa có kháng sinh điều trị virus viêm gan, nhưng tiêm vắc xin có thể dự phòng được nhiễm virus viêm gan A và viêm gan B.
Nhiễm HIV
Nhiễm HIV trong khi mang thai là một tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc phối hợp các loại thuốc mới hiện nay có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV. Cùng với việc đẻ mổ, những loại thuốc này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Liên cầu khuẩn nhóm B
Vào những tháng cuối thai kỳ, bác sỹ sẽ kiểm tra xem bà mẹ có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Đây là nhiễm trùng gây ra bởi một loại vi khuẩn thường gặp - liên cầu khuẩn nhóm B.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ dễ lây hơn trong khi sinh thường, vì vi khuẩn có thể xuất hiện trong âm đạo hoặc trực tràng của người mẹ. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm nhiễm ở bên trong và gây thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và viêm màng não. Các bệnh cảnh này diễn biến nặng có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, bao gồm mất thị lực hoặc thính lực, khiếm khuyết về mặt học tập và các ảnh hưởng mãn tính lên sức khỏe tinh thần.
Hiểu biết về các phương pháp chăm sóc và điều trị là vô cùng quan trọng
Biết được về các nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ cùng với các yếu tố có thể gây hại cho bà mẹ và em bé có thể sẽ giúp bạn phòng ngừa được sự lây truyền, hoặc sớm nhận ra được các triệu chứng. Nếu bạn bị ốm, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời và điều trị hiệu quả. Hai việc này có thể sẽ ngăn chặn được các biến chứng phát triển. Đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với bác sỹ về bất cứ mối lo ngại nào hoặc câu hỏi nào mà bạn còn đang phân vân trong suốt thai kỳ.
Nhiễm trùng trong thai kỳ hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Thay đổi từng chút một, thực hiện hàng ngày có thể sẽ giúp bạn giảm được đáng kể các yếu tố nguy cơ gây hại cho bạn và em bé. Hãy thực hành thường xuyên những điều đơn giản sau đây:
Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc bạn nghĩ rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm, hãy đi khám bác sỹ ngay. Tình trạng nhiễm trùng càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì triển vọng cho bạn và em bé càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên tắc dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.