Các bào tử nấm còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết rách hoặc trầy xước trên da. Bài viết này cung cấp một số thông tin về những căn bệnh do nhiễm nấm chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, một số căn bệnh hiếm gặp đến nỗi mà hiện các khuyến nghị về việc điều trị vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhất là đối với trẻ em.
Bệnh nấm hyalohyphomycosis (Fusarium, Malassezia)
Bệnh do nhóm nấm Fusarium có thể gây nhiễm trùng ở trẻ em. Những bào tử nấm này có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, xoang hoặc qua da. Chúng có thể gây ra những triệu chứng của bệnh viêm xoang, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não. Những nhiễm trùng này thường xảy ra ở trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu.
Bệnh này thường chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu hoặc nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm để tìm sự hiện diện của nấm.
Các thuốc kháng nấm như amphotericin B hay fluconazole thường được sử dụng để điều trị bệnh do nấm Fusarium.
Loài nấm Malassezia lại thường gây những nhiễm trùng nông trên bề mặt da gọi là bệnh lang ben. Vùng da ở trên mặt, thân, cánh tay và cổ được bao phủ bởi rất nhiều đốm tròn màu đỏ đóng vảy. Các đốm này không bị rám nắng vào mùa hè nhưng lại trở nên sẫm hơn vào mùa đông. Lang ben là bệnh phổ biến ở thanh thiếu niên. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát các vết ban trên da hoặc nuôi cấy để tìm nấm nếu cần thiết. Bệnh lang ben được điều trị bằng các dung dịch bôi da hoặc dầu gội chứa selenium sulfide.
Các loại dầu gội chứa ketoconazole cũng khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm gây ra trên da đầu. Các thuốc kháng nấm như ketoconazole, fluconazole và itraconazole được sử dụng phổ biến để điều trị nấm ở người lớn nhưng ít phổ biến hơn ở trẻ em.
Bệnh do nấm Penicillium
Trẻ em bị nhiễm virus HIV có thể bị mắc một bệnh do nấm Penicillium marneffei gây ra. Loài nấm này được tìm thấy trong đất, thực vật đang phân hủy và cả trong không khí. Nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi và các tổn thương dạng mụn trên da mặt, thân mình, cánh tay và chân. Bác sỹ sẽ xét nghiệm máu hoặc nuôi cấy mô để tìm sự hiện diện của nấm.
Các thuốc kháng nấm như amphotericin B hay itraconazole được kê khá phổ biến để điều trị các bệnh do nấm Penicillium.
Nhiễm nấm Phaeohyphomycosis
Phaeohyphomycosis là một nhóm bệnh nhiễm trùng do một số loài nấm như Bipolaris, Curvularia, Exserohilum, Pseudallescheria và Scedosporium.
Nhiễm trùng thường gặp ở trên da, và trong một số trường hợp gây nhiễm trùng đường hô hấp và viêm xoang. Chúng còn có thể gây nhiễm trùng ở não, xương, tim mạch (viêm nội mạc tim). Các nhiễm trùng nông có thể gặp ở trẻ em với hệ miễn dịch bình thường, trong khi các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn lại thường diễn ra ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Để chẩn đoán, bác sỹ thường yêu cầu soi mẫu mô bị nhiễm nấm dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy mô để xem có nấm phát triển hay không. Trẻ sẽ thường được điều trị bằng các thuốc như itraconazole hay amphotericin B hoặc phẫu thuật loại bỏ mô bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm trichosporonosis
Trẻ có hệ miễn dịch yếu cũng thường bị bệnh nấm trichosporonosis có thể ảnh hưởng đến phổi, tim hoặc máu. Loài nấm Trichosporon beigelii có thể gây ra những tổn thương da ở vùng thân mình, mặt, cánh tay. Các triệu chứng khác bao gồm ho, sốt, đờm lẫn máu. Loài nấm này thường có mặt trong đất và có thể xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp, tiêu hóa hay các vết thương trên da. Các bệnh do loại nấm này gây ra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị chủ yếu sử dụng các thuốc như amphotericin B hay fluconazole.
Bệnh nấm zygomycosis
Cũng như các bệnh do nấm khác, bệnh nấm zygomycosis thường xảy ra ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch như những đối tượng bị ung thư máu, u lympho hay tiểu đường hoặc những người sử dụng những băng gạc vết thương không được tiệt trùng.
Bệnh nấm zigomycosis gây ra bởi những nấm thuộc các nhóm như Rhizopus, Mucor, Absidia, Rhizomucor và có thể gây viêm mũi và viêm xoang. Trẻ mắc bệnh nấm loại này có thể bị sốt, nghẹt mũi và khó chịu vùng xoang.
Nếu các nhiễm trùng lan rộng, nó có thể ảnh hưởng đến phổi, não và trong trường hợp xấu nhất gây viêm phổi, viêm não, co giật, tê liệt và tử ving.
Các nhiễm trùng do nhóm nấm này được chẩn đoán bằng các test phòng thí nghiệm kiểm tra dịch tiết mũi và đờm cũng như thủ thuật sinh thiết tổn thương trên phổi.
Việc điều trị bao gồm phẫu thuật loại bỏ mô nhiễm trùng nếu có thể và sử dụng liều cao amphotericin B.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ em
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.