Trò chuyện khi con bước vào tuổi dậy thì
Đừng xem đó chỉ là chuyện cá nhân của cô bé. Cô bé không giận bạn (đương nhiên là vậy) và cũng không phải cô bé ghét bạn (gần như chắc chắn như vậy rồi). Cô bé chỉ đang cố làm điều mà cô bé định làm – học cách tách mình ra khỏi bạn.
Theo tiến sỹ Diana Divecha, một nhà tâm lý học của Trung tâm nghiên cứu về trí thông minh cảm xúc của Đại học Yale, “Khi còn nhỏ, trẻ con muốn được như bố mẹ chúng và muốn được gần gũi với họ. Nhưng dậy thì đã gây ra rất nhiều những thay đổi trong bộ não, ra tín hiệu cho chúng rằng đã đến lúc phải độc lập và không phụ thuộc vào bố mẹ nữa”.
Với bố mẹ, họ cảm giác như mình bị đẩy ra xa, nhưng sự thật không phải vậy. Theo Divecha, “Bọn trẻ muốn giữa mình và bố mẹ có môt sự kết nối, chúng muốn được bố mẹ cùng bàn bạc về những điều thật sự quan trọng”.
Khi Divecha đề nghị những học sinh đã tốt nghiệp của bà viết một bài luận về thời gian dậy thì của chính họ, bà đã rất ngạc nhiên vì có rất nhiều bài viết nói về sự khổ sở khi mà bố mẹ họ quá xa cách trong thời gian thiếu niên của họ. Vì vậy, thật sự rất quan trong rằng chúng ta cần nói chuyện với con cái và giữ mối kết nối với chúng trong những thời điểm chuyển giao như thế này.
Làm điều mình nói trở nên vui tươi hơn: theo gợi ý của Divecha, “đưa ra những cách thú vị để gắn kết cả gia đình”, có thể đó là âm nhạc. Bọn trẻ sẽ chia sẻ về loại nhạc và ban nhạc yêu thích của chúng, nên hãy nói về những điều đó, và cùng đi dự buổi hòa nhạc với nhau. Các hoạt động khác cũng có thể là leo núi, trượt tuyết hay chơi cờ. Nhiều cuộc nói chuyện tuyệt vời sẽ tự nhiên nảy sinh khi cả gia đình thực hiện cùng nhau.
Tránh những cuộc nói chuyện mặt đối mặt: không nên làm cho bọn trẻ cảm thấy áp lực với một cuộc trò chuyện mặt đối mặt. Thay vào đó, nói vào những chủ đề quan trọng khi cả bạn và con đều đang bận một việc khác như rửa bát hay đi dạo. “ trong xe ô tô cũng là một thời điểm thích hợp” theo tiến sỹ Laura Markham, nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng, tác giả của cuốn “Peaceful parent, Happy kids”. “Vì không nhìn thẳng vào nhau nên điều đó có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn đề”
Tận dụng lợi thế của những thời điểm thích hợp: Bọn trẻ ngày nay thường rất bận rộn, nên rất khó để có thể bên cạnh chúng từng giây từng phút. Nhưng khi mùa giải bóng đá kết thúc hay vở nhạc kịch của trường vừa đóng lại, bọn trẻ có thể sẽ có những khoảng nghỉ ngơi nho nhỏ. “ Đó sẽ là một cơ hội tốt để gắn kết 2 người. Đưa bọn trẻ đi ăn, hay đi mua một đôi giày mới, hay đi dã ngoại cùng nhau”, theo Markham, “hãy tìm những cơ hội, chỉ có 2 người, khi đó, bạn có thể trò chuyện tự nhiên nhất về những gì bọn trẻ đang nghĩ tới”
Kiểm soát phản ứng của bạn: nếu bạn đang nói về những chủ đề nghiêm trọng như nghiện hay những tin nhắn phản cảm, phản ứng thái quá là một cách chữa cháy chắc chắn bạn sẽ dùng để làm con bạn phải im lắng. Theo Divecha, “Bọn trẻ sẽ thay đổi thái độ với những gì bạn nghĩ và những gì bạn nói, vì vậy hãy kìm lại cảm xúc và bình tĩnh”. Hãy “tắt chế độ báo động” ( kể cả trong lòng bạn đang rất hoảng loạn) và hãy lắng nghe. Hãy để chúng biết bạn đang lắng nghe chúng bằng những câu nói như là “Điều đó nghe có vẻ rất xấu hổ nhỉ” hay “Bố (mẹ) hiểu con thất vọng như thế nào”
Thực hành những chủ đề nhẹ nhàng: Đừng dùng toàn bộ thời gian bạn gặp con chỉ để nói về một chủ đề quan trọng. Markham cảnh báo “chúng sẽ tránh bạn như tránh một loại vi khuẩn”. bạn có thể tiếp cận bằng cách hỏi những câu hỏi về những thứ ít nghiêm trọng hơn. “đã có rất nhiều điều phải làm trong vở kịch mà con mới tham gia. Mẹ chưa bao giờ làm được như vậy. Rốt cuộc thì con cảm thấy như thế nào về nó? ”. Hãy nhớ rằng, đừng hi vọng nhiều ở câu trả lời!. nếu con bé nói với bạn là con bé rất thích nó và muốn làm tiếp một vở kịch khác, hay con bé ghét nó và không bao giờ muốn làm lại điều ấy, thì mục đích của những cuộc trò chuyện ít kỳ vọng này là để cho bọn trẻ biết được rằng chúng có thể tin tưởng về việc bạn không phản ứng thái quá
Thử nói những từ kỳ diệu: không phải là “cảm ơn”, hay “làm ơn”… Markham nói rằng những từ kỳ diệu khi nói chuyện với con là “mẹ tự hỏi là … ”. nếu con bạn kể cho bạn nghe về việc bắt nạt ở trường hay nỗi sợ rằng con không thể xoay sở nổi với đống bài tập môn hóa cao cấp, cố gắng đừng nhảy vào và giải quyết những vấn đề cho chúng hoặc nói cho chúng biết chúng nên làm gì. Thay vào đó, thử nói những câu như “mẹ tự hỏi là con có thể làm gì với vấn đề đó”, “mẹ tự hỏi là con sẽ xoay sở như thế nào”
Những chủ đề trong bàn ăn
Đừng nên làm phiền bọn trẻ với một đống câu hỏi hoặc những câu chuyện trích từ mẩu tin vắn chỉ trong một lần nói chuyện. Chọn một hoặc 2 và sử dụng chúng. cũng ổn nếu bạn thể hiện ý kiến của mình chứ không nên diễn thuyết. Bọn trẻ muốn biết những gì bạn nghĩ nhưng hãy đảm bảo rằng hãy nghe những gì chúng nói với một tâm lý cởi mở.
Những hành vi nguy hiểm
Bạn sẽ làm gì nếu trẻ có những hành vi nguy hiểm, như say xỉn về nhà hay dự tiệc có dùng thuốc nghiện hay rượu mà chưa được sự cho phép của bạn? Divecha khuyên nên tiếp cận vấn đề một cách cảnh giác và chủ động, cho chúng tự do ở nơi chúng có thể, và làm rõ những việc gì là bị cấm đoán.
Ví dụ là môt điều không thể thương lượng là con bạn không bao giờ được lên xe khi người lái đã uống rượu và chúng sẽ phải chịu những kết cục kinh khủng như thế nào (và cả những điều mà cả gia đình phải chịu ) nếu chúng làm vậy. hãy đề nghị chúng điều ngược lại: nếu chúng mà có ở trong hoàn cảnh đó, chúng có thể gọi bạn và bạn sẽ đến đưa chúng về nhà an toàn, bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào, sẽ không có những cuộc cãi vã hay câu hỏi gì.
“Cho chúng những cách an toàn như vậy khi chúng gặp phải những tình huống không thể thương lượng”, Divecha khuyên. “Đây là những năm tháng đầy rủi ro, nếu bạn quan tâm đến những vấn đề trẻ và sẵn lòng giúp đỡ chứ không phải đối kháng với chúng, bạn sẽ cho trẻ một cơ hội tốt để lại gần bạn hơn”
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thắc mắc thường gặp về sự phát triển ngực ở tuổi dậy thì
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.