Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng ngừa ngộ độc thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh luôn đi kèm với những nguy cơ nhất định do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, còn một nguy cơ khác bạn cũng nên chú ý đến, đó là nguy cơ ngộ độc thuốc, do tương tác thuốc - thuốc, hoặc tương tác thuốc - thức ăn.

Nững nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc rất khác nhau và có những lúc hoàn toàn bất ngờ.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ở người lớn

Người lớn dùng nhiều loại thuốc có nguy cơ gia tăng các vụ ngộ độc bất ngờ. Bệnh nhân lớn tuổi có phác đồ sử dụng thuốc phức tạp, thường liên quan đến nhiều loại thuốc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều bác sĩ kê đơn nên họ dễ bị ngộ độc hơn.

Để hạn chế ngộ đọc thuốc ở người lớn, bạn nên:
  • Giữ một danh sách của các loại thuốc đã sử dụng. Bản kê các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm tên thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng, là một " tài liệu" quan trọng trong những lần gặp bác sĩ và trong trường hợp khẩn cấp khi đi cấp cứu.
  • Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ của bạn tất cả các loại thuốc bạn đang dùng (kể cả thuốc không theo toa của bác sĩ) và các loại thực phẩm chức năng đang dùng; điều này sẽ giúp giảm nguy cơ của sự tương tác thuốc có thể gây hại.
  • Tìm hiểu đầy đủ về các loại thuốc đang sử dụng: hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải thích đầy đủ về các lý do tại sao bạn phải dùng các loại thuốc, các thực phẩm và thuốc bạn nên tránh và các phản ứng cũng như tác dụng phụ.
  • Nên sử dụng thuốc được kê bởi một bác sỹ. Nhiều người trung niên nhận toa thuốc từ nhiều hơn một bác sĩ làm tăng tương tác các thuốc. Bằng việc khám và điều trị ở một bác sỹ, tất cả các chỉ định của bạn được thống nhất và bác sĩ của bạn có thể kiểm tra các tương tác có thể có giữa các thuốc.
  • Viết nhật ký. Hãy ghi chú tất cả các triệu chứng, đặc biệt là sau khi dùng thuốc. Tác dụng phụ gây đau đớn hay bất ngờ có thể báo hiệu một nhu cầu điều chỉnh phác đồ điều trị thuốc.
  • Duy trì một lịch trình dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sỹ. Giữ thói quen đó có thể làm giảm nguy cơ bạn dùng thiếu liều lượng hoặc nhiều hơn mức cần thiết.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc cho trẻ em

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, khoảng 9 trên 10 vụ ngộ độc bất ngờ xảy ra trong nhà. 60% các nạn nhân là trẻ em dưới 06 tuổi và gần một nửa số ca ngộ độc ở trẻ em lứa tuổi này liên quan đến sự lạm dụng các loại thuốc.

Dưới đây là những lời khuyên an toàn mà mỗi cha mẹ, người chăm sóc và ông bà nên thực hiện để ngăn ngừa ngộ độc thuốc:
  • Tránh uống thuốc trước mặt trẻ em, vì chúng thường cố gắng bắt chước người lớn và tự tìm thuốc để uống hoặc chơi. Đừng gọi thuốc là "kẹo" khiến trẻ tò mò muốn thử.
  • Giữ tất cả các loại thuốc (cả kê đơn và không kê đơn) trong các hộp thuốc hoặc ngăn tủ có khóa, để xa tầm tay trẻ em.
  • Luôn luôn bật đèn khi lấy và cho trẻ uống thuốc để tránh nhầm lẫn.
  • Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc không ghi hạn, coi như nó hết hạn 06 tháng sau khi mua thuốc.
  • Tránh vứt hoặc hủy thuốc trong thùng rác mở trong nhà bếp hoặc phòng tắm vì nhiều loại của thuốc người lớn có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ và vật nuôi.
  • Hãy nhận biết rằng vitamin, đặc biệt là những loại có chứa sắt, có thể gây độc nếu dùng liều lượng lớn. Hãy theo hướng dẫn của bác sỹ để dùng thuốc đúng liều lượng cho trẻ em.
  • Không dùng các loại thuốc kê cho người lớn để trẻ em uống.

Trong bất cứ trường hợp nào bạn hoặc người thân, trẻ em trong nhà gặp một phản ứng phụ bất lợi với thuốc đang dùng, hãy lập tức liên hệ với bác sỹ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những điều cần nhớ khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bé

Ths.Ds. Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Safemedication
Bình luận
Tin mới
  • 25/11/2024

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý

    Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.

  • 25/11/2024

    Xăm hình có thể gây ung thư?

    Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.

  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm