Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ dưới 12 tuổi nên ăn gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19?

Rất nhiều bậc cha mẹ trên thế giới có những băn khoăn như có nên cho con dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 không, nên cho trẻ ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19? Dưới đây là khuyến cáo hữu ích từ chuyên gia.

1. Vaccine phòng COVID-19 cần thiết với trẻ em

Theo dữ liệu của FDA (Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Tất cả những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất sau tiêm đều nhẹ hơn nhiều so với những cơn đau mà hàng trăm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi ở Hoa Kỳ phải nhập viện vì COVID-19 trong năm 2021.

Có 94 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tử vong vì các biến chứng liên quan đến COVID-19 từ ngày 1/1 đến ngày 16/10/2021. Điều này càng làm tăng thêm tính cấp thiết cho mục tiêu tiêm chủng cho trẻ nhỏ hơn.

Mặc dù COVID-19 thường gây nhiễm trùng nhẹ nhất ở trẻ nhỏ, nhưng nó là nguyên nhân phổ biến thứ 8 gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trong năm 2021 ở Hoa Kỳ.

Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ăn gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

Y tá tiêm vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em ngày 8/11/2021, tại New York.

(Ảnh: MARY ALTAFFER/AP)

Theo bác sĩ Megan Culler Freeman, bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại UPMC ở Pittsburgh: "Vaccine chủng ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả ở trẻ em. Tiêm phòng là công cụ tốt nhất để giữ an toàn cho trẻ em khỏi COVID-19 và tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng".

Bác sĩ Megan Culler Freeman cũng cho biết: "Trong các thử nghiệm vaccine, hầu hết trẻ em bị đau cánh tay tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và ớn lạnh, sốt sau tiêm rất giống với những gì đã thấy ở người lớn. Các triệu chứng thường biến mất sau một hoặc hai ngày".

Còn Daniel Cohen, M.D., bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical Group ở Purchase, New York cho biết thêm: "Không cần phải lo lắng về bất kỳ triệu chứng nhẹ nào trong số những triệu chứng nhẹ này, vì chúng sẽ tồn tại trong thời gian ngắn và là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của con bạn đang sẵn sàng để đối đầu với virus trong tương lai".

Bất kỳ tác dụng phụ nào cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và rất có thể sẽ cải thiện trong vòng 24 giờ. Cũng giống như các loại vaccine khác mà trẻ em đã tiêm, chẳng hạn như vaccine phòng uốn ván, viêm gan và bệnh sởi, "các tác dụng phụ sau tiêm chủng của vaccine COVID-19 sẽ khác nhau rất nhiều ở trẻ em", Neelofar K. Butt, M.D., bác sĩ nhi khoa tại Westmed Medical Group ở Yonkers, New York cho biết.

Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ăn gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 2.

2. Trẻ em nên ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19?

2.1 Trước khi tiêm

Bác sĩ Freeman nói: Không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho vaccine hoạt động tốt hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn như bình thường trước khi trẻ được hẹn tiêm vaccine. Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa cho rằng những gì trẻ em uống trước khi tiêm vaccine là rất quan trọng. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là rất quan trọng, nhưng hãy đặc biệt lưu ý đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày tiêm phòng.

Ngoài việc giúp chống lại mệt mỏi và đau nhức cơ, hai tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng, việc đi tiêm vaccine được cung cấp đủ nước làm giảm nguy cơ mọi người gặp 'biến cố mơ hồ' hoặc ngất xỉu khi thấy kim tiêm.

Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ăn gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 3.

2.2. Trẻ dưới 12 tuổi ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể làm cho vaccine hoạt động tốt hơn, tuy nhiên, có thể rất tốt nếu cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà chúng cảm thấy thoải mái nếu chúng không cảm thấy khỏe. 

Tốt nhất là ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả, tăng cường thực phẩm chống viêm như món súp gà và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh và thực phẩm được chế biến với nghệ, vốn nổi tiếng về đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng.

Dưới đây là một số thực phẩm chống viêm rất tốt có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Quả việt quất, quả mâm xôi, anh đào

  • Củ cải

  • Bông cải xanh

  • Súp lơ trắng

  • Bắp cải Brucxen

  • Rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn, cải bẹ)

  • Các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó

  • Bơ hạt tự nhiên

  • Quả bơ

  • Ô liu và dầu ô liu

  • Cá, đặc biệt là cá hồi và cá ngừ

  • Các loại đậu (đậu lăng, đậu gà và các loại đậu khác)

  • Ngũ cốc nguyên hạt (quinoa, bánh mì nguyên cám, gạo lứt)

  • Khoai lang

  • Trứng

  • Trái cây có múi

  • Tỏi, rau thơm và gia vị

  • Sữa chua kiểu Hy Lạp và kefir (một loại thực phẩm lên men)

Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho trẻ từ 5 - 11 tuổi ăn gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 4.

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc

Về sử dụng thuốc, các chuyên gia cũng lưu ý không nên cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm chủng với ý tưởng ngăn ngừa các triệu chứng mà nên đợi các phản ứng sau khi trẻ tiêm vaccine. 

Thông thường bạn cho con bạn dùng Tylenol hoặc ibuprofen sau khi tiêm chủng để điều trị bất kỳ cơn sốt, đau đầu, đau hoặc các triệu chứng khác, với điều kiện là con bạn không có tình trạng bệnh lý mà những loại thuốc này sẽ bị chống chỉ định.

Theo các chuyên gia là cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa của con bạn để bạn biết uống liều lượng bao nhiêu là an toàn cho con bạn. Liều lượng dựa trên cân nặng hoặc độ tuổi là rất quan trọng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID -19 mũi 2 có gì khác mũi 1?

Hoàng Nam - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm