Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng đã đưa ra tuyên bố tạm thời, cũng như cấp phép cho vaccine để tiến hành triển khai trên nhóm đối tượng này.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y Tế, kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được triển khai trong quý 1 và quý 2 khi vaccine về đến Việt Nam. Bộ Y tế sẽ tiêm cho trẻ em có yếu tố nguy cơ trước, sau đó tiêm đại trà. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan về vấn đề tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi [1].

Tuyên bố của WHO về tiêm vaccine cho trẻ [2]

Ngày 24 tháng 11 năm 2021, WHO đã đưa ra tuyên bố tạm thời về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên. Theo đó, một số quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine mRNA trong nhóm tuổi từ 12-17 tuổi: vaccine BNT162b2 do Pfizer phát triển và mRNA-1273 do Moderna phát triển. Vào tháng 11 năm 2021, WHO đã phê duyệt vaccine bản chất mRNA: BNT162b2 (Pfizer-BioNTech) để sử dụng ở trẻ em từ 5-11 tuổi. Các thử nghiệm khác ở trẻ em từ 3 tuổi đã được hoàn thành đối với hai loại vaccine bất hoạt (Sinovac-CoronaVac và BBIBP-CorV), và 2 loại vaccine này đã được chính quyền Trung Quốc phê duyệt cho chỉ định tuổi từ 3-17. Tuy nhiên, mặc dù 2 loại vaccine này đã nhận được chứng nhận cấp phép sử dụng cho người lớn, song vẫn được WHO cấp phép sử dụng trên trẻ em. Một số loại vaccine COVID-19 khác cũng đang được thử nghiệm ở các nhóm tuổi trẻ hơn (bao gồm cả trẻ 6 tháng tuổi), nhưng kết quả vẫn chưa được công bố. Tính đến nay, WHO chỉ chính thức cấp phép cho 1 loại vaccine phòng Covid-19 duy nhất – vaccine của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo WHO, nhìn chung nhóm tuổi này ít gặp phải tình trạng nhiễm trùng, gặp phải các triệu chứng cũng như các trường hợp mắc mức độ nghiêm trọng hay tử vong hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn. Số liệu toàn cầu phân chia theo độ tuổi được báo cáo tới WHO từ ngày 30 tháng 12 năm 2019 đến ngày 25 tháng 10 năm 2021 cho thấy: trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 2% (1.890.756 trường hợp) và 0,1% (1.797 trường hợp) tử vong. Tử vong ở mọi lứa tuổi dưới 25 tuổi chiếm ít hơn 0,5% số ca tử vong toàn cầu được báo cáo. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cho nhóm tuổi này vẫn là hết sức quan trọng. Việc trẻ mắc các biểu hiện và triệu chứng ít hơn so với người lớn có nghĩa là xu hướng được xét nghiệm ít hơn, kéo theo các trường hợp không được báo cáo. Mặc dù nguy cơ bệnh nặng ít hơn, nhưng trẻ cũng hoàn toàn có thể gặp phải các nguy cơ khác dẫn đến phân loại sai do biểu hiện trùng chéo, hay những di chứng lâm sàng kéo dài (Hội chứng COVID kéo dài). Bên cạnh đó, bản thân trẻ là một mắt xích quan trọng trong quá trình lây lan, do vậy giảm lây truyền giữa các thế hệ là một mục tiêu y tế công cộng quan trọng. Ngoài ra, WHO đánh giá tiêm phòng cho trẻ có thể giúp thúc đẩy các mục tiêu xã hội có giá trị cao khác. Duy trì giáo dục cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học nên là một ưu tiên quan trọng trong đại dịch. Đi học là rất quan trọng đối với hạnh phúc và triển vọng cuộc sống của trẻ em và sự tham gia của cha mẹ vào nền kinh tế. Tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi đi học có thể giúp giảm thiểu sự gián đoạn trường học bằng cách giảm số ca nhiễm ở trường và số trẻ em cần nghỉ học vì yêu cầu cách ly.

Việc tiêm phòng cho trẻ vượt ra ngoài cả lợi ích sức khỏe nhìn thấy. Tiêm chủng làm giảm lây truyền COVID ở nhóm tuổi này, kéo theo có thể làm giảm lây truyền từ trẻ em sang các nhóm tuổi khác và giảm gánh nặng y tế. Các quốc gia cần cân nhắc chiến lược để đảm bảo giảm thiểu sự gián đoạn giáo dục ở trẻ, cũng như giảm thiểu khả năng lây lan trong trường học, bên cạnh việc tiêm chủng cho trẻ.

Tính an toàn của vaccine cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11 tuổi

Nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của vaccine Pfizer-BioNTech sử dụng cho trẻ trong độ tuổi này.

Nghiên cứu của Emmanuel B. Walter và các cộng sự đăng trên tạp chí NEJM đã cho thấy vaccine BNT162b2 (Pfizer-BioNTech) là an toàn và hiệu quả trong chống COVID-19 ở trẻ dưới 12 tuổi [3]. Trong nghiên cứu giai đoạn 1, tổng cộng 48 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được tiêm với liều 10 μg, 20 μg hoặc 30 μg vaccine BNT162b2 (16 trẻ ở mỗi cấp liều). Trên khả năng sinh miễn dịch, mức liều 10 μg đã được chọn để tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2 và 3. Trong thử nghiệm giai đoạn 2-3, tổng cộng 2268 trẻ em được chỉ định ngẫu nhiên để tiêm (1517 trẻ nhóm can thiệp và 751 trẻ nhóm đối chứng tiêm giả dược). Thời gian theo dõi trung bình là 2,3 tháng. Ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, cũng như ở các nhóm tuổi khác, vaccine BNT162b2 cho thấy an toàn và thuận lợi. Hai liều với hàm lượng 10 μg được tiêm cách nhau 21 ngày có khả năng sinh miễn dịch và đạt hiệu quả 90,7% trong chống lại nhiễm trùng do COVID-19.

Ngày 29 tháng 10 năm 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine mRNA Pfizer-BioNTech COVID-19 (BNT162b2) thành mở rộng sử dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi, được dùng dưới dạng 2 liều (10 μg, mỗi liều 0,2mL) cách nhau 3 tuần. Kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2021, chỉ có vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech được phép tiêm cho trẻ em từ 5-17 tuổi. Trong các thử nghiệm lâm sàng tiền ủy quyền nêu trên, vaccine cho thấy hầu hết các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình, và không có tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến tiêm chủng được báo cáo. Trong thời gian từ ngày 3/11 đến ngày 19/12/2021, khoảng 8,7 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech đã được tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi, ghi nhận được 4.249 báo cáo về các tác dụng phụ không nghiêm trọng sau khi tiêm của 4.149 trường hợp (97,6%). Khoảng 42.504 trẻ từ 5-11 tuổi đã được tiêm và sau liều 2, tổng cộng có 17.180 (57,5%) phản ứng tại chỗ và 12.223 phản ứng toàn thân (40,9%) được báo cáo (bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi hoặc đau đầu). Điều này tương tự như thử nghiệm được ủy quyền công bố [4].

Những lo ngại về việc tiêm vaccine cho trẻ

Những lo ngại về tác dụng phụ là yếu tố quan trọng và gần như là yếu tố chính dẫn tới sự do dự khi tiêm vaccine trong nhóm đối tượng này. Một số yếu tố lo ngại đáng kể nhất có thể kể đến như viêm cơ tim, viêm màng não, và điều này ghi nhận ở vaccine Pfizer-BioNTech, Moderna càng khuếch đại nỗi sợ hãi về 2 nhóm vaccine này. Tuy nhiên, nguy cơ từ các biến chứng là nhỏ, và nguy cơ từ các vấn đề do COVID-19 gây ra vẫn lớn hơn rất nhiều nếu xét các hậu quả mà nó để lại như cục máu đông, viêm cơ tim… Một yếu tố đáng xem xét là trong khi nguy cơ mắc COVID-19 mức độ nghiêm trọng và tử vong thấp hơn ở nhóm tuổi này, thì tỷ lệ lây nhiễm cao và tỷ lệ tiêm chủng thấp có nghĩa là vẫn dễ bị tổn thương bởi tình trạng COVID kéo dài và các triệu chứng suy nhược của nó, bất kể các triệu chứng biểu hiện trong quá trình nhiễm là gì. Với phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở những người từ 75 tuổi trở lên trong suốt đại dịch, và việc cảm giác “bất khả chiến bại” của tuổi trẻ sẽ là một rào cản quan trọng cần vượt qua, khi đặc biệt lưu ý rằng mặc dù các triệu chứng có thể không nghiêm trọng, thì có tới 57% người mắc đã tuyên bố rằng hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, 39% báo cáo ảnh hưởng tới thể lực và 30% báo cáo ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Các bằng chứng gần đây cũng cho thấy nhiều người bày tỏ sự sợ hãi và lo ngại về nguy cơ đối với sức khỏe của những người xung quanh. Do đó, việc nhấn mạnh sự bảo vệ mà vaccine mang lại ở nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương là rất cần thiết, và có thể sẽ có tác động tích cực đến suy nghĩ của người đưa ra quyết định – chính là cha mẹ [5].

Tổng kết

Việc tiêm vaccine cho trẻ, đặc biệt là lứa tuổi từ 5-11 tuổi là cần thiết. Các nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của vaccine, và WHO đã phê duyệt cho phép tiêm vaccine cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, với chiến lược phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Việc tiêm vaccine cho trẻ giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19 hơn, giúp trẻ tự tin khi tham gia các hoạt động khác và quan trọng là lợi ích về mặt sức khỏe trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://covid19.gov.vn/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-5-11-tuoi-bao-dam-an-toan-tung-buoc-than-trong-171220209121924372.htm
  2. https://www.who.int/news/item/24-11-2021-interim-statement-on-covid-19-vaccination-for-children-and-adolescents
  3. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmoa2116298
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34968370/
  5. https://blogs.bmj.com/bmj/2021/10/14/covid-19-vaccination-in-children-adolescents-and-young-adults-how-can-we-ensure-high-vaccination-uptake/

Tham khảo thêm thông tin tại: Phản ứng phụ sau tiêm COVID ở trẻ em

Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm