Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc trừ sâu trong thực phẩm có gây hại không?

Thuốc trừ sâu là hóa chất ngăn côn trùng, cỏ dại và nấm gây hại cho cây trồng. Người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu nhằm mục đích để tăng sản lượng của cây trồng.

Theo thống kê, các loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • glyphosate - một loại thuốc diệt cỏ 
  • atrazine - thuốc diệt cỏ được sử dụng để diệt cỏ dại và cỏ dại lá rộng
  • metolachlor-S
  • dichloropropene - xử lý đất trước khi trồng để diệt giun đũa
  • 2,4-D - thuốc diệt cỏ được sử dụng để diệt cỏ dại lá rộng

Thuốc trừ sâu có gây hại không?

Thuốc trừ sâu có thể gây độc cho con người, nhưng chức năng của thuốc sẽ quyết định mức độ nguy hại của chúng. Mức độ gây hại phụ thuộc vào lượng và nồng độ của thuốc trừ sâu. Thuốc cũng có thể có những tác động khác nhau tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với chúng qua da, nuốt hay hít phải.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và là nguyên nhân gây ung thư. Theo WHO, thuốc diệt côn trùng thường độc hại hơn đối với con người so với thuốc diệt cỏ. Tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ.

Một số triệu chứng ngộ độc nhẹ có thể bao gồm:

  • đau đầu
  • chóng mặt
  • buồn nôn
  • tiêu chảy
  • mất ngủ
  • kích ứng cổ họng, mắt, da hoặc mũi

Một số triệu chứng ngộ độc vừa phải có thể bao gồm:

  • mờ mắt
  • nôn mửa
  • co thắt cổ họng
  • mạch nhanh

Một số triệu chứng của ngộ độc nặng có thể bao gồm:

  • bỏng hóa chất
  • bất tỉnh
  • không thở được
  • nhiều đờm trong đường thở

Con người tiếp xúc với thuốc trừ sâu như thế nào?

Dư lượng thuốc trừ sâu có thể tồn tại trong thức ăn và nước uống. Thuốc trừ sâu chảy ra khỏi ruộng hoặc ngấm qua mặt đất để xâm nhập vào các nguồn nước. Phun thuốc trừ sâu cho cây trồng hoặc sử dụng thuốc trừ sâu trong đất có thể để lại một số dư lượng trên thực phẩm.

Thực phẩm nào chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất?

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) điều hành một chương trình quốc gia để kiểm tra sản phẩm về mức độ thuốc trừ sâu. Chương trình này được tổ chức hàng năm và họ công bố kết quả công khai. Các loại trái cây và rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu cao nhất là:

  • rau chân vịt
  • dâu tây
  • quả đào
  • cải xoăn
  • quả nho
  • táo
  • cà chua
  • khoai tây
  • rau cần tây

Những mặt hàng này chứa lượng thuốc trừ sâu cao hơn các loại trái cây và rau quả khác.

Các loại trái cây và rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp nhất là:

  • bắp ngọt
  • trái bơ
  • đậu Hà Lan
  • quả dứa
  • đu đủ
  • củ hành
  • măng tây
  • cà tím
  • cải bắp
  • quả kiwi
  • dưa lưới
  • súp lơ trắng
  • nấm
  • dưa hấu
  • bông cải xanh

Thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ có thể không hoàn toàn tránh được thuốc trừ sâu trong thực phẩm, vì việc sử dụng chúng quá phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mua và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Nông dân trồng và sản xuất thực phẩm hữu cơ theo hướng dẫn của chính phủ. Những hướng dẫn này có nghĩa là thực phẩm hữu cơ phải tuần thủ theo các quy định:

  • tránh sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp
  • bảo vệ hoặc cải thiện chất lượng đất và nước
  • thúc đẩy quyền động vật
  • bảo tồn động vật hoang dã
  • không sử dụng sinh vật biến đổi gen

Tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể gây hại. Mặc dù hầu hết các sản phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng việc kiểm tra thực phẩm đảm bảo rằng mức độ thuốc trừ sâu đủ thấp để không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Luật pháp có chức năng điều chỉnh việc mua bán và sử dụng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng thực phẩm hữu cơ có thể đắt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách “khử” thuốc trừ sâu trong rau củ

 

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm