Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc ho có thật sự giảm ho?

Rất nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi về hiệu quả của thuốc ho vì các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy hiệu quả của thuốc giảm ho so với các giả dược.

Không có đường tắt cho việc điều trị ho do nhiễm vi rút, cũng không có chuyện uống kháng sinh sẽ làm giảm ho, cách tốt nhất là đợi cho đến khi nào cơ thể chống lại được sự nhiễm trùng thì ho sẽ tự khỏi. Nếu tình trạng ho kéo dài trên ba tuần thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp của y tế.

Thiếu bằng chứng về hiệu quả của thuốc ho

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng không có bằng chứng y khoa về hiệu quả của thuốc ho mặc dù các thành phần của thuốc ho có thể làm giảm các triệu chứng khác của cảm cúm. Nên đọc nhãn để biết được thành phần của thuốc.Ví dụ trên thuốc chữa cảm cúm đã ghi có chứa paracetamol thì bạn không nên uống thêm thuốc có paracetamol hoặc hỗn hợp thuốc trị ho nữa. Thông thường các loại thuốc ho không nên uống trong hơn hai tuần mà không có chỉ định của bác sỹ.

Thuốc ức chế ho hoặc thuốc long đờm

Với ho khan thì phải sử dụng các thuốc ức chế phản xạ ho như pholcodine, dextromethorphan và thuốc kháng histamin. Tuy nhiên những thuốc này có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, khô miệng hoặc táo bón.

Thuốc long đờm thực chất là làm loãng đờm để dễ dàng tống đờm ra ngoài. Các thành phần thường thấy trong thuốc long đờm: guaiphenesin, amoni clorua, natri citrat và ipecacuanha. Hầu hết những loại thuốc này không gây tác dụng phụ đối với hầu hết mọi người.
Trẻ em và thuốc ho

Không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho vì thuốc ho có thể gây ra tình trạng ảo giác, dị ứng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu con bạn bị ho hãy đi khám bác sỹ để được cho đúng thuốc hoặc bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc trước khi cho con bạn uống.

Còn có những cách giảm ho khác không dùng thuốcc như nước chanh mật ong ấm, tuy nhiên trẻ trước 12 tháng tuổi có nguy cơ ngộ độc mật ong do đó không nên cho mật ong.

Thuốc điều trị cảm lạnh kết hợp với thuốc ho

Nhiều thuốc trị cảm lạnh kết hợp với các chất ức chế ho (dextromethorphan) hoặc thuốc long đờm (guaifenesin) cũng như các thành phần hạ sốt và giảm đau, hoặc các chất kháng histamin, thuốc làm thông mũi… Sự kết hợp này nhằm giảm tất cả các triệu chứng của một người bị cảm lạnh nên nếu bạn chỉ bị một vài treucj chứng thì bạn không nhất thiết phải uống loại thuốc này.

Ai không nên dùng xi rô ho hoặc thuốc ho?

Thông thường, các bác sỹ khuyến cáo các triệu chứng cảm lạnh hay ho thì không nhất thiết phải điều trị. Ho ra đờm giúp phổi của bạn sạch sẽ hơn đặc biệt là đối với những người có bệnh hen hoặc hút thuốc lá.

Nếu bạn dùng thuốc ức chế MAOI- một loại thuốc điều trị trầm cảm thì háy hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng thuốc giảm ho.

Quan trọng là bạn phải hiểu cơ chế của các loại thuốc ho bao gồm cả tác dụng phụ đẻ có thể sử dụng thuốc ho một cách đúng đắn.

Một số loại thuốc ho đặc biệt

Long não và tinh dầu bạc hà thường được dùng bôi tại chỗ để giảm ho và làm dịu các triệu chứng của cảm lạnh.

Tham thảo thêm thông tin tại bài viết: Lạm dụng thuốc ho và cảm cúm ở lứa tuổi vị thành niên

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
Xem thêm