Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các tên gọi khác nhau của đường trên nhãn thực phẩm

"Tránh các thực phẩm tẩm đường". Nói thì dễ nhưng làm mới khó vì rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn đều đi kèm với chất tạo ngọt để cám dỗ con người ta.

Cơ thể của bạn lấy các phân tử đường tự nhiên từ rau củ quả. Khi đường được kết hợp với các chất như chất xơ, vitamin và khóang chất thì sẽ được biến thành một loại đường khác với vô vàn những tên gọi hóa học phức tạp được ngành công nghiệp thực phẩm trưng dụng để che dấu đi đường trong thức ăn của bạn

 Đường là một trong những chất gây “nghiện” nguy hại chắng kém những chất kích thích khác. Nó cám dỗ cả người lớn và trẻ em và dưới sự trợ giúp của các nhà sản xuất thực phẩm đường, bạn vẫn có thể nạp một lượng đường nhiều hơn bạn nghĩ.

Các nhà khoa học đã tính toán được lượng đường có trong thực phẩm được thiết kế để khiến bạn ưa thích đồ ăn cũng là lượng đường khiến bạn mắc nhiều vấn đề sức khỏe hơn. Điều này thực sự rất nguy hiểm nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì.

Đường có thể không có trong danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm

Bạn có thể nhận ra được đường có trong bánh kẹo hoặc các đồ ngọt nhưng rất khó có thể nhận ra sự hiện diện của đường trong nước sốt, gia vị, trong món salat trộn, và các thực phẩm đóng hộp khác. Ví dụ 2 thìa sốt thịt nướng có khoảng 10 gram đường (tương đương 5 thìa cà phê đường).

Bạn chưa chắc đã nhận ra hết tên gọi của đường mà nhà sản xuất sử dụng. Tất nhiên là đường hay glucose hay sucrose hay fructose thì dễ rồi nhưng có thể bạn chưa biết rằng Dextran, Ethyl Malton hoặc Panela cũng là chất được dùng để tạo ngọt trong thực phẩm.

Các công ty thực phẩm cũng có thể tuyên bố sản phẩm của họ không có đường tinh luyện nhưng không có nghĩa là nó không có đường. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh các có chất tạo ngọt nào được gọi là có lợi cho sức khỏe. Cho dù đồ ăn có được gắn nhãn là sử dụng các loại đường thiên nhiên như mật ong hay đường trái cây thì bạn cũng đang nạp vào cơ thể một lượng đường khó kiểm soát được.

Các tên gọi khác của đường

Có nhiều loại khác nhau của đường khô hoặc các loại siro không được bạn chú ý khi đọc nhãn thực phẩm. Cũng nên lưu ý thêm là thành phần của sản phẩm được liệt kê theo thứ tự xuất hiện của nó trong thực phẩm. Có thể có rất nhiều thành phần đầu tiên trước thành phần thứ hai trong nhãn. Điều này có nghĩa là mặc dù đường đứng thứ tư nhưng không có nghĩa là nó là thành phần chính thứ 4 trong thực phẩm. Dưới dây là một sô tên gọi khác của đường:

Blackstrap molasses

Buttered syrup

Cane juice crystals

Evaporated cane juice

Caramel

Carob syrup

Fruit juice

Honey

Fruit juice concentrate

Brown rice syrup

Corn syrup solids

Florida crystals

Golden syrup

Maple syrup

Molasses

Refiner’s syrup

Sorghum syrup

Sucanat

Treacle

Turbinado

Barley malt

Corn syrup

Dextrin

Dextrose

Diastatic malt

Ethyl maltol

Glucose

Glucose solids

Lactose

Malt syrup

Maltose

D-ribose

Rice syrup

Galactose

Maltodextrin

Castor

Đường ở dạng lỏng thậm chí còn nguy hiểm hơn

Thêm đường dưới mọi hình thức nào đều có hại cho sức khỏe nhưng ở dạng lỏng thì còn nguy hiểm hơn bơi chúng ẩn giấu dưới dạng đi kèm với cac chất khác với hy vọng giảm bớt tác dụng xấu của đường trong cơ thể. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ở dạng nào cũng đều có những tác dụng tiêu cực . Nghĩa là việc bạn tiêu thụ nước ép hoa quả có sẵn cũng không làm bạn cảm thấy đỡ tội lỗi so với việc ăn các đồ ngọt đâu.

Các loại đường khác cũng là vấn đề lớn

Trong nhiều năm người ta thuyết phục người tiêu dùng rằng ăn siro ngô (HFCS) vừa ngon lại vừa lành mạnh hơn , tương tự thì fructose cũng được cho là như thế nhưng những loại đường này lại dễ dàng chuyển hóa ở gan và càng tiêu thụ nhiều thì càng làm tăng các rối loạn chuyển hóa mỡ, cholesterol và gây ra kháng insulin.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những siêu thực phẩm dành cho người bị tiểu đường
Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm