Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu iod và bệnh về tuyến giáp

Thiếu iod có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp, và mặc dù rất hiếm gặp nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, hoặc ở những người kiêng muối, sữa hoặc gluten. Dưới đây là những gì bạn cần biết thêm về tình trạng này.

Iod là một loại vi chất có thể được tìm thấy trong đất, nước biển và rất nhiều loại thực phẩm ví dụ như trứng, sữa và cá. Iod vô cùng quan trọng bởi cơ thể cần sử dụng iod để tạo ra hormone tuyến giáp. Nếu bạn không bổ sung đủ iod trong chế độ ăn, bạn sẽ không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp để duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Thiếu iod ngày nay không còn là vấn đề quá đáng lo ngại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng muối, sữa hoặc gluten, hoặc nếu bạn đang mang thai và cho con bú, thì bạn có thể có nguy cơ bị thiếu iod. Triệu chứng thiếu iod bao gồm các vấn đề về sinh sản, tăng cân, lúc nào cũng cảm thấy lạnh và táo bón.

Đa số người trưởng thành chỉ cần khoảng 150 microgam iod một ngày và có thể bổ sung đủ lượng này thông qua chế độ ăn vì iod có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến như sữa, phô mai, trứng, một số loại bánh mì, cá và muối iod. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ bị thiếu iod cao hơn.

Phụ nữ mang thai/cho con bú và con của họ, có nguy cơ bị thiếu iod

Phụ nữ mang thai cần lượng iod nhiều gấp rưỡi người trưởng thành bình thường (220 microgam/ngày) và phụ nữ đang cho con bú cần lượng iod cao gần gấp đôi mức bình thường (290mg/ngày). Do vậy, đây là 2 nhóm đối tượng dễ bị thiếu iod nhất. Thiếu iod nghiêm trọng ở phụ nữ có thai có liên quan đến tình trạng sảy thai và sinh non, ngoài ra, còn có thể gây ra các bất thường bẩm sinh cũng như các vấn đề về phát triển ở em bé, đặc biệt và về chức năng nhận thức. Nếu đạng uống vitamin dành cho bà bầu, bạn cần đảm bảo rằng trong đó có chứa ít nhất 150 microgam iod/liều mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần coi trọng vai trò của iod ngang với vai trò của axit folic vậy.

Nguồn cung cấp iod tốt nhất là trứng, sữa, cá và một số loại bánh mì.

Đa số mọi người cần 150 microgam iod một ngày, và để dễ hình dung hơn, thì một cốc sữa sẽ cung cấp khoảng 56 microgam. Iod có trong tất cả các sản phẩm làm từ sữa, ví dụ như phô mai, sữa chua, kem và bơ. Một quả trứng có chứa khoảng 25 microgam iod, trong khi 2 lát bánh mì được bổ sung iod có thể cung cấp tới 45 microgam. Các loại cá, như cá tuyết, cá ngừ và tôm là những nguồn thực phẩm rất giàu iod. Một lá rong biển thậm chí có thể cung cấp cho bạn hơn 2000 microgam iod một ngày – một lượng tương đối cao, do vậy, bạn không cần thiết phải ăn rong biển mỗi ngày.

Những người ăn chay hoặc thực hiện chế độ ăn không chứa gluten cũng có thể có nguy cơ.

Vì sữa và ngũ cốc là những nguồn thực phẩm phổ biến cung cấp iod, nên bất cứ ai kiêng ăn nhóm thực phẩm này cũng rất dễ có nguy cơ bị thiếu iod. Sử dụng muối iod và uống bổ sung vitamin tổng hợp có chứa iod có thể bù đắp được một phần việc thiếu iod trong chế độ ăn.

Muối được bổ sung iod có thể rất hữu ích

Cho dù bạn sử dụng loại muối nào, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng, loại muối bạn sử dụng đã được bổ sung iod. Một nửa thìa cà phê muối có thể cung cấp cho bạn gần đủ nhu cầu khuyến nghị một ngày với đa số mọi người. Bạn cũng cần ghi nhớ rằng, mặc dù rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng gói có chứa muối, nhưng đó chưa chắc đã là muối iod, trừ khi muối iod được ghi trong bảng danh sách thành phần của sản phẩm.

Thiếu iod có thể gây bướu cổ

Khi bạn không bổ sung đủ iod, tuyến giáp – cơ quan hình cánh bướm nằm dưới yết hầu, sẽ trở nên lớn hơn vì phải cố gắng để tạo ra đủ lượng hormone tuyến giáp, và tình trạng này thường được gọi là bướu cổ. Trước khi việc sử dụng muối iod được phổ cập, rất nhiều vùng tại Việt Nam có người dân mắc phải tình trạng bướu cổ này.

Sử dụng viên uống bổ sung iod có thể gây nguy hiểm

Bạn không bao giờ được sử dụng viên uống bổ sung thuần iod, viên uống chỉ có chứa rong biển hay tảo bẹ. Bởi những viên uống dạng này có chứa nhiều hơn lượng iod khuyến nghị một ngày, và riêng đối với những sản phẩm này, thì sử dụng càng ít càng tốt. Việc sử dụng quá liều iod rất dễ xảy ra và có thể dẫn đến bệnh cường giáp và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như nhịp tim bất thường, suy tim, đột quỵ và nhiều bệnh tim mạch mãn tính khác.

Lượng iod của bạn có thể xét nghiệm được

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra lượng iod trong cơ thể, nhưng sẽ không được chính xác lắm. Do vậy, bác sỹ thường sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để có kết quả chính xác hơn về lượng iod trong cơ thể.

Thông tin thêm về iod trong bài viết: Iod - nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cuộc sống

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm