Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải đáp tất cả những câu hỏi về bú bình

Cho trẻ bú bình không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ!

Dùng bình nhựa hay thủy tinh?

Những biểu hiện của bé sẽ cho bạn biết được rằng, bé thích dùng loại bình nào hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến một số yếu tố sau: bình nhựa thường nhẹ hơn và khó bị vỡ hơn bình thủy tinh, nhưng bình nhựa thường sẽ không sử dụng được lâu như bình thủy tinh.  Sử dụng bình thủy tinh lại có thể giúp bé không bị phơi nhiễm với bisphenol A (BPA) – một chất thường được sử dụng trong một số loại bình nhựa.

Những gì bạn cần biết về núm vú

Đa số núm vú ở các bình sữa đều làm từ silicone hoặc cao su, và có nhiều hình dáng khác nhau. Đôi khi, mỗi loại núm vú còn có cả lưu lượng chảy sữa khác nhau, phụ thuộc vào lỗ ở đầu núm vú. Bạn có thể sẽ phải thử nhiều lọa núm vú khác nhau, trước khi tìm ra được loại núm vú mà bé thích, giúp bé bú bình dễ dàng hơn. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra núm vú xem liệu núm vú có bị rách hoặc nứt không. Bạn cũng nên thay núm vú nếu thấy núm vú bị rách hoặc đổi màu.

Vệ sinh bình sữa và núm vú

Bạn có thể vệ sinh bình sữa bằng nước rửa bát với nước nóng, có thể rửa bằng tay hoặc máy rửa bát. Nên vệ sinh bình sữa và núm vú sau mỗi lần sử dụng. Bạn nên rửa bình sữa nhựa bằng tay, bởi một số nghiên cứu chứng minh rằng, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (ví dụ như trong máy rửa bát), thì nhựa có thể sẽ tiết ra một vài chất hóa học. Và cũng có rất nhiều chuyên gia cho rằng, bạn không cần phải “luộc” bình sữa của trẻ.

Sữa mẹ hay sữa công thức?

Bạn chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ (sau khi hút ra) hoặc sữa công thức trong bình sữa, không nên cho trẻ uống nước hoặc nước hoa quả trong bình. Nếu pha sữa công thức, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn pha ở ngoài bao bì sữa. Cho thêm quá nhiều sữa sẽ làm loãng công thức, khiến sữa bé uống có quá ít chất dinh dưỡng. Quá nhiều nước cũng có thể làm giảm lượng muối trong cơ thể của trẻ, và có thể sẽ dẫn đến co giật. Tuy nhiên, quá ít nước lại có thể gây hại cho dạ dày và thận của bé.

Chọn loại sữa công thức nào?

Đa số các mẹ thường bắt đầu bằng loại sữa công thức làm từ sữa bò. Bạn cũng có thể mua loại sữa công thức làm từ đậu nành và không gây dị ứng. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng, loại sữa mà bạn sử dụng đã được bổ sung thêm sắt. Bạn có thể sử dụng sữa công thức dạng bột, dạng đặc hoặc dạng pha sẵn. Khi trẻ đủ 6 tháng, trẻ cần uống khoảng 170 – 230ml mỗi lần bú.

Nhiệt độ ấm hay nhiệt độ phòng?

Bạn có thể cho trẻ uống sữa trong bình có nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ phòng. Nếu trẻ thích uống sữa ấm hơn, bạn có thể ngâm bình sữa của trẻ trong nước ấm hoặc để bình sữa dưới vòi nước nóng chảy trong vòng 1-2 phút. Không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm bởi lò vi sóng sẽ tạo ra một số điểm nóng và có thể gây bỏng cho trẻ. Trước khi cho trẻ bú, bạn nên lắc bình sữa sau đó nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ. Không nên kiểm tra bằng cổ tay bởi cổ tay rất kém nhạy cảm với nhiệt độ.

Bế trẻ như thế nào?

Bạn nên cho trẻ đeo yếm và chuẩn bị sẵn khăn sạch để lau cho trẻ. Sau đó, hãy bế trẻ sao cho đầu trẻ ở vị trí cao hơn phần thân trẻ một chút. Giữ bình sữa và theo dõi khi trẻ bú. Theo dõi trẻ sẽ giúp bạn biết được khi nào trẻ đã bú no. Khi bạn cảm thấy trẻ bú được một nửa cữ bú, hãy tìm cách cho trẻ ợ để tránh tình trạng nôn trớ sau khi bú đủ cữ.

Hãy cầm bình sữa của trẻ

Khi bạn cảm thấy mệt, rất có thể, bạn sẽ đặt bình sữa lên một chiếc gối và để trẻ tự bú. Nhưng, việc bạn cầm bình sữa cho trẻ còn có rất nhiều tác dung khác. Nó giúp bạn kết nối với trẻ và an toàn hơn cho trẻ. Để trẻ tự bú có thể sẽ khiến trẻ dễ bị hóc và sâu răng hơn. Trẻ tự bú bình có thể còn có nguy cơ bị viêm tai. Do vậy, hãy giúp trẻ bú bình và tận hưởng khoảng thời gian này cùng với trẻ!

Làm thế nào để biết trẻ đã no?

Trẻ sẽ cho bạn biết những “dấu hiệu” khi trẻ cảm thấy no. Trẻ có thể sẽ ngừng mút, quay đầu đi chỗ khác, hoặc nếu trẻ đủ lớn, trẻ có thể dùng tay đẩy bình sữa ra. Bạn có thể thử đưa bình vào miệng trẻ thêm một lần nữa để xem trẻ có thay đổi quyết định không, nhưng cũng không nên ép trẻ uống hết lượng sữa ở trong bình nếu trẻ không muốn. Nếu trẻ thường có biểu hiện nôn, trớ sau khi ăn, thì vào những lần sau, bạn nên pha ít sữa hơn.

Làm thế nào để cho trẻ ợ?

Nếu trẻ cần ợ trong quá trình bú bình hoặc sau khi bú, hãy ôm trẻ vào lòng và để trẻ nằm trên vai của bạn. Nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa vào vùng lưng của trẻ. Bạn cũng có thể để trẻ nằm sấp trong lòng của mình, hơi nâng đầu trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ. Trẻ có thể sẽ trớ ra một chút sữa khi ợ, do vậy, hãy chuẩn bị sẵn khăn sạch trong tay. Nếu trẻ không ợ sau vài phút được cho ăn nhưng vẫn ăn bình thường, thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Không phải tất cả mọi trẻ đều cần ợ trong khi được cho ăn.

Giảm tình trạng nôn trớ

Nếu trẻ của bạn nôn trớ rất nhiều trong khi bú, hãy cho trẻ ợ vài phút một lần, trong suốt quá trình bú bình. Không nên để trẻ nằm xuống hoặc chơi với trẻ trong vòng 45 phút sau khi trẻ bú. Hãy bế trẻ ở tư thế thẳng hoặc để trẻ ngồi thẳng trên ghế sau mỗi bữa ăn.  Khi trẻ ngồi, thường thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng nôn trớ của trẻ, bạn có thể trao đổi với bác sỹ.

Có nên đổi công thức sữa hay không?

Nếu trẻ nôn trớ rất nhiều hoặc trẻ quấy khóc, bạn có thể sẽ nghĩ rằng, loại sữa đó không phù hợp với trẻ. Đôi khi, trẻ sẽ bị dị ứng với loại sữa mà trẻ đang dùng, và do đó, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa hoặc da khô, đỏ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ, bạn nên trao đổi với bác sỹ nhi khoa. Bác sỹ có thể cho bạn biết liệu bạn có cần phải đổi sữa hay không, và nếu có, nên đổi sang loại nào tốt nhất. Không nên tự ý đổi sữa của trẻ mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Bảo quản sữa trong bao lâu?

Nếu trẻ không bú hết lượng sữa trong bình, bạn nên đổ lượng sữa thừa đi. Bạn có thể bảo quản sữa đã mở nắp hoặc sữa công thức dạng lỏng trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa từ sữa bột, thì sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Nếu sữa của trẻ bị để ngoài môi trường bình thường trong vòng 2 giờ, bạn nên đổ lượng sữa đó đi. Bạn nên pha sữa đúng hướng dẫn và không nên pha quá nhiều trong một lần. Sữa mẹ sau khi hút ra có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7 ngày hoặc cho vào tủ đông. Sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 3 tháng trong tủ đông ở nhiệt độ -17 độ C, với độ lạnh sâu hơn, sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 6 tháng.

Thông tin thêm về bú bình trong bài viết: Mẹo giúp bé chuyển sang bú bình một cách dễ dàng

Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinet
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm