Khi bạn bị bệnh tim thì việc tập luyện thể dục hợp lý, đều đặn là rất quan trọng. Tập luyện tốt cho lưu thông máu, giúp tăng cường cơ tim, giúp kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện thể dục thường xuyên có thể đẩy nhanh tăng tốc độ phục hồi sau một cơn đau tim và cũng giúp ngăn ngừa các triệu chứng chuyển biến xấu nếu bạn đã bị bệnh tim, hoặc giúp giảm yếu tố nguy cơ như huyết áp cao.
Nhưng tập luyện bao nhiêu là an toàn và làm thế nào để bắt đầu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Tập luyện bao nhiêu là đủ?
Nếu có vấn đề về tim, bạn nên tập luyện trong 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Tốt nhất là nên chia đều trong bảy ngày và có thể chia thành các phần- ví dụ như đi bộ 10 phút từ nhà đến trạm xe buýt hoặc từ trạm buýt đến nơi làm việc.
Bạn cũng nên tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp hai lần một tuần. Đây là mục tiêu khó hơn, vì vậy đừng bắt đầu vội nếu bạn chưa tập luyện trước đó. Thậm chí một vài phút vẫn tốt hơn là không có gì. Bạn có thể dần dần xây dựng thói quen tốt này.
Các bài tập tốt nhất cho trái tim là các bài tập aerobic hoặc bất kỳ bài tập nào làm cho bạn tăng nhịp thở. Bơi lội, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, khiêu vũ đều là các loại hoạt động aerobic.
Các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp là các bài tập nhóm cơ lớn như chân, tay và vai của bạn, ví dụ như đào vườn, nâng tạ hoặc leo cầu thang.
Điều quan trọng là cần phải kết hợp chế độ tập luyện với một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các nhóm thực phẩm chính sau đây:
Để tập luyện có hiệu quả, cần phải nâng nhịp tim từ từ. Trong khi đối với mọi người nói chung đây là một điều tốt, những người có vấn đề về tim cần lưu ý không để tim phải chịu quá nhiều áp lực. Để bắt đầu, hãy thử như sau:
✔Để giảm thiểu áp lực cho trái tim, hãy bắt đầu từ từ, tăng tốc độ tối đa và sau đó chậm lại trước khi kết thúc bài tập. Giữ ở cường độ vừa phải để bạn vẫn có thể nói chuyện trong khi tập luyện.
✔ Luôn khởi động trước khi bắt đầu tập và dành thời gian để giãn cơ vào cuối buổi với một số động tác kéo giãn đơn giản .
✔ Tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Đừng dại dột nghĩ rằng cứ tập luyện là sẽ giảm cân. Nhiều lợi ích của việc tập luyện không hề liên quan đến việc giảm cân.
✔ Thể lực và sức bền của bạn sẽ tăng đáng kể so với trước đây.
Những người có vấn đề về tim nên kiểm tra định kỳ với bác sĩ hoặc chuyên gia tim mạch trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Hầu hết mọi người có thể tập luyện thường xuyên ở mức có lợi cho họ. Để bắt đầu , họ có thể đi bộ năm phút hàng ngày và sau đó tăng thêm năm phút mỗi tuần.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm điện tâm đồ trong khi tập luyện trên máy chạy hoặc máy đạp xe để tìm được ngưỡng an toàn cho bạn.
Nếu gần đây bạn đã phẫu thuật tim, bạn có thể tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và sẽ có mức an toàn cho việc tập luyện.
Cố gắng tập luyện thường xuyên, nhưng hãy cẩn thận lựa chọn các hoạt động không gây đau ngực hoặc khiến bạn quá khó thở. Đi bộ là một hoạt động tốt. Bắt đầu chậm, và chỉ tăng tốc độ và quãng đường khi bạn đã thích ứng được với bài tập của mình. Đừng tập luyện sau bữa ăn hoặc trong thời tiết lạnh. Mang theo bình xịt hoặc thuốc khi bạn tập luyện.
Suy tim khiến tim không hoạt động bình thường vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế hoạt động nếu tập luyện gây ra một cơn đánh trống ngực hoặc bạn bị các bệnh tim khác như hẹp van tim. Bắt đầu chậm và chỉ tăng cường độ khi bạn cảm thấy thoải mái ở cấp độ hiện tại. Dừng lại nếu sưng mắt cá chân và khó thở nhiều hơn bình thường.
Cố gắng tập luyện thường xuyên, nhưng tránh tập luyện cường độ cao, mất nhiều sức, tập cử tạ nặng..... Các hoạt động mạnh mẽ như thế này có thể gây tăng huyết áp đột ngột và gây nguy hiểm.
Nên tránh các loại bài tập sau đây nếu bạn bị bệnh tim:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức bền của tim mạch và cơ bắp
Mặc dù sự thuận tiện của headphone là điều không thể phủ nhận nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào thì hợp lý, âm lượng bằng nào và đeo trong bao lâu?
Cho dù bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp hay đã sống chung với bệnh trong nhiều năm, có những điều bạn có thể làm để sống tốt bất chấp căn bệnh của mình.
Thoái hoá điểm vàng dạng khô và ướt là 2 tình trạng bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các cách kiểm soát của từng dạngb ệnh để giúp dự phòng tình trạng suy giảm thị lực của bạn.
Tê tay về cơ bản ai cũng từng gặp, nhiều người tưởng là do mệt mỏi, nhưng theo một số bác sĩ đây còn có thể là dấu hiệu của 4 bệnh.
Đại học Harvard vừa công bố nghiên cứu gây choáng váng nhằm lý giải lời đồn cho rằng bụng bia sẽ khiến quý ông gặp trục trặc trong chuyện vợ chồng.
Rất hiếm khi vàng da nặng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó là lý do tại sao các bạc phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức về vàng da sơ sinh.
Nồng độ progesterone thấp có thể là nguyên nhân hoặc góp phần vào việc vô sinh và sảy thai. Vậy progesterone có vai trò gì trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và tầm quan trọng của chất này đối với thai kỳ và bạn có thể làm gì nếu bạn có nồng độ progesterone thấp. Hãy đọc bài viết dưới đây.
Nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của người Việt Nam