Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắm nắng cho trẻ: những điều cần lưu ý

Thời tiết ấm áp là một cơ hội hoàn hảo cho trẻ ra ngoài chơi và tắm nắng. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo rằng làn da của con bạn được bảo vệ trước các tia UV có hại.

Tại sao trẻ em cần sử dụng kem chống nắng?

Da trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của tia cực tím. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có ít melanin trong da và da cũng khá nhạy cảm khi sử dụng kem chống nắng. Nhưng sau 6 tháng tuổi, kem chống nắng an toàn để sử dụng.

Mặt khác, cháy nắng kéo dài trong thời thơ ấu là một yếu tố nguy cơ gây ung thư da ác tính. Vì vậy, hãy nhớ lưu ý chống nắng cho trẻ mỗi khi trẻ phải tiếp xúc với ánh nắng. 

Những thành phần cần có trong kem chống nắng cho trẻ em

Kem chống nắng tốt nhất cho trẻ phải là loại kem chống nắng phổ rộng, có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB, có chỉ số SPF tối thiểu là 30. 

Thang điểm sao được dùng xếp hạng cho mức bảo vệ UVA từ 0-5, trong đó 5 sao là mức bảo vệ tốt nhất. Do đó, hãy luôn chon kem chống nắng có 4-5 sao để chống tia UVA.

Mẹo an toàn chống nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo chuyên gia, cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi ánh nắng mặt trời là áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp:

  • Tránh ánh nắng mặt trời từ 11 giờ sáng - 3 giờ chiều.

  • Tìm kiếm các khu vui chơi bóng râm cho trẻ em.

  • Thường xuyên sử dụng áo chống nắng dưới dạng quần áo dài tay, mũ và kính râm.

  • Sử dụng kem chống nắng chống UVB và UVA.

  • Hãy nhớ thoa khoảng 30 phút trước khi ra ngoài trời và bôi lại sau 2 giờ, cũng như sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.

Phải làm gì khi trẻ bị cháy nắng

Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị cháy nắng nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Đối với trẻ em trên 12 tháng, nếu trẻ bị cháy nắng cần làm ngay những việc sau đây:

  • Nhanh chóng cho trẻ tránh ánh nắng mặt trời: che các khu vực trên cơ thể trẻ bị tổn thương; cho trẻ vào bóng râm cho đến khi vết cháy nắng dịu bớt; mặc cho trẻ quần áo cotton rộng rãi thoáng mát.
  • Giảm đau: thực hiện thường xuyên cho đến khi vùng da cháy nắng bắt đầu ổn định. Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu trẻ đau rát quá nhiều
  • Làm mát da: Áp một miếng gạc mát lạnh lên vùng da bị tổn thương, ví dụ như một chiếc khăn được làm ẩm bằng nước mát trong 15 phút, hoặc miếng vải xô/ gạc đặt trong ngăn mát tủ lạnh; hoặc cho trẻ tắm nước mát...Biện pháp này nhằm mục đích ổn định lại nhiệt độ da.

Lưu ý khi tắm cho trẻ hãy xả vòi hoa sen nhẹ nhàng thay vì bật lớn hết công suất. Nếu trên vết cháy nắng bắt đầu xuất hiện mụn nước, tuyệt đối không chà xát (bằng khăn hoặc vòi hoa sen quá mạnh) làm vỡ vết mụn nước; hãy nhẹ nhàng thấm khô bề mặt bằng một cái khăn thật mềm mại.

  • Dưỡng ẩm: Sau khi tắm hãy thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương một loại kem dưỡng da để làm dịu da. Bôi kem dưỡng ẩm lặp đi lặp lại giúp giữ độ ẩm và  giảm bong tróc da.

Khi sử dụng kem nên hạn chế các loại kem chứa dầu, benzocaine hoặc lidocaine vì chúng có thể giữ nhiệt lại trong da hoặc gây kích ứng da cục bộ.

Kem dưỡng ẩm có chứa Nha đam (Lô hội) - Aloe vera rất có hiệu quả trong các trường hợp cháy nắng vì không chỉ có tác dụng làm mát cho da mà còn hoạt động như một chất chống viêm.

  • Uống nước: Cháy nắng làm mất nước qua da. Vì vậy hãy cho con bạn uống nhiều nước để tránh mất nước và giúp cơ thể phục hồi. Bạn có thể cho con uống Oresal hoặc các loại nước lọc, nước uống có vitamin C...
  • Tránh làm bong mụn nước: Cố gắng khuyến khích con bạn không làm bong tróc mụn nước vì điều này có thể làm vùng da bị tổn thương lâu lành hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. Tổn thương sẽ tự hồi phục sau vài ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho trẻ dùng kem chống nắng

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm