Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao không nên uống cafe sau khi say rượu?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao bạn không nên lựa chọn cafe để uống sau khi uống rượu và đồ uống nào để thay thế.

Sau khi uống quá nhiều rượu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Và lúc đó bạn có thể nghĩ dùng cafe sẽ giúp mình tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, đó có thể là một lựa chọn sai lầm. 

4 tác hại khi uống cafe khi đói

Đôi khi bạn không nên uống cafe khi đang say vì đồ uống này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Dưới đây là một số ví dụ:

Tăng nguy cơ mất nước

Mất nước là nguyên nhân gây ra rất nhiều tác dụng phụ khó chịu (như mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt) mà chúng ta gặp phải khi say rượu. Nhưng ly cafe buổi sáng có thể chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước của bạn. Bởi, cafe có thể là một loại thuốc lợi tiểu, vậy uống cafe khi đang say có thể làm cho bạn mất nước gấp đôi. Do đó, để cân bằng lại lượng nước bị mất, bạn nên thay thế cafe bằng một loại nước khác.

Đọc thêm thông tin tại: Ăn gì để uống rượu, bia không say?

Tăng cảm giác lo lắng

Rượu có thể ảnh hưởng đến nồng độ dopamine, từ đó gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh khác và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng vào ngày hôm sau. Nguyên nhân là do, khi tác dụng thư giãn của rượu mất dần, hệ thần kinh sẽ điều chỉnh lại và có thể dẫn đến tình trạng bồn chồn gia tăng.

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2021 đã chỉ ra rằng tình trạng say rượu có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình điều tiết cảm xúc và khiến việc kiểm soát cảm xúc sau đó trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, khi uống cafe sau khi uống rượu, caffein trong cà phê sẽ có tác dụng cộng hưởng làm tăng cảm giác lo lắng và bồn chồn.

Uống cafe có thể gây khó chịu trong bụng

Rượu kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, do đó đây là lý do tại sao uống rượu có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn và đau bụng. Và uống cafe vào buổi sáng lúc say rượu có thể gây gấp đôi những vấn đề về dạ dày. Caffein không chỉ hoạt động như một chất kích thích, tăng tốc độ co bóp trong ruột, mà hàm lượng acid và/hoặc chất béo có trong cafe còn có thể gây đầy hơi khó chịu, ợ nóng và trào ngược acid.

Gây gián đoạn giấc ngủ

Rượu có thể được coi là một loại thuốc an thần, bởi vì rượu có thể gây buồn ngủ. Nhưng khi vào ban đêm ngủ có thể gây nhiều sự xáo trộn. Rượu gây gián đoạn quá trình giải phóng melatonin của não - một loại hormone hỗ trợ giấc ngủ, đồng thời có thể làm giảm giấc ngủ REM (một giai đoạn ngủ sâu khi giấc mơ xảy ra)

Có thể thấy nếu chúng ta uống cafe, caffein có thể giúp giảm cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Nếu bạn thường xuyên sử dụng kết hợp rượu và caffein, tình trạng thiếu ngủ này có thể trở thành vấn đề đáng lo ngại. Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, béo phì và trầm cảm .

Những đồ uống giúp giải quyết tình trạng nôn nao

Nếu bạn muốn phục hồi sau sự khó chịu sau một cơn say, thay vì uống cafe bạn nên sử dụng những đồ uống sau để bổ sung chất lỏng và chất điện giải bị mất:

  • Nước khoáng
  • Nước điện giải
  • Đồ uống thể thao (nên uống có mức độ để hạn chế đường)
  • Nước ép trái cây tự nhiên (không bổ sung thêm đường)

Caffein và các thành phần khác trong cà phê như acid có thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng nôn nao, làm tăng tác động của tình trạng mất nước, lo lắng, kích thích đường tiêu hóa và các vấn đề về giấc ngủ. Vì tất cả lý do đó, bạn nên lựa chọn những loại đồ uống khác cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bs Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm