Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiến triển của triệu chứng HIV

HIV gồm 3 giai đoạn. Các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm.

HIV là một loại virus làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Hiện tại không có cách chữa khỏi HIV, nhưng kể từ cuối những năm 1980, việc điều trị dưới dạng thuốc kháng virus đã giúp giảm tác động của bất kỳ triệu chứng nào. Trong phần lớn các trường hợp, một khi một người nhiễm HIV, virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Tuy nhiên, các triệu chứng của HIV không giống như các triệu chứng của các bệnh nhiễm virus khác ở chỗ loại virus này xuất hiện theo từng giai đoạn.

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển theo có ba giai đoạn. Và mỗi người có các triệu chứng và biến chứng tiềm ẩn khác nhau. Nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus thường xuyên có thể làm giảm HIV xuống mức không thể phát hiện được trong máu. Điều này có nghĩa là virus sẽ không tiến triển đến các giai đoạn sau của quá trình nhiễm bệnh hoặc lây truyền cho bạn tình khi quan hệ tình dục.

Các triệu chứng sớm của tình trạng mắc HIV nguyên phát

Giai đoạn đáng chú ý đầu tiên là nhiễm HIV nguyên phát. Giai đoạn này còn được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính (ARS), hoặc nhiễm HIV cấp tính.

Bệnh ở giai đoạn này thường gây ra các triệu chứng giống như cúm, vì vậy người mắc HIV  có thể nghĩ rằng họ bị cúm nặng hoặc một bệnh do virus khác chứ không phải HIV. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất đó là sốt. Một số triệu chứng khác gồm: Đau đầu, viêm họng, mệt mỏi quá mức, cảm lạnh, đau cơ, sưng hạch ở nách, cổ hoặc háng, phát ban đỏ hoặc đổi màu gây ngứa, loét miệng hoặc tưa miệng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng ban đầu của bệnh HIV có thể xuất hiện từ 2 - 4 tuần sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần, tuy nhiên một số trường hợp các triệu chứng chỉ xuất hiện trong một vài ngày.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và HIV/AIDS

Các triệu chứng ở giai đọan sớm

Nhiễm virus cấp tính là một hội chứng phổ biến ở những người gặp phải tình trạng bệnh HIV tiến triển. Tuy nhiên, theo các thống kê, một số trường hợp các triệu chứng có thể không xuất hiện trong cả 10 năm sau đó hoặc hơn. Mặc dù virus nhân lên nhanh chóng sau một vài tuần nhiễm bệnh, nhưng các triệu chứng của bệnh HIV chỉ xuất hiện khi tốc độ phá hủy tế bào nhanh. Điều này không có nghĩa là các trường hợp nhiễm HIV không có triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc không thể lây lan virus cho người khác.

Thời gian ủ bệnh có thể gây ra những triệu chứng không điển hình

Sau khi phơi nhiễm hoặc có thể là giai đoạn nhiễm trùng ban đầu, HIV có thể chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn về mặt lâm sàng. Do không có triệu chứng ở một số người, giai đoạn này còn được gọi là nhiễm HIV không có triệu chứng.

Theo Tổ chức HIV Hoa Kỳ, thời gian ủ bệnh là khi nhiễm HIV có thể kéo dài tới 10 hoặc 15 năm. Điều này có nghĩa là virus đang nhân lên với tốc độ chậm hơn nhiều so với trước đây. Nhưng điều đó không có nghĩa là HIV đã biến mất, cũng không có nghĩa là virus không thể truyền sang người khác.

Nhiễm HIV giai đoạn muộn

Mặc dù nhiều bệnh nhân không có triệu chứng trong giai đoạn này, nhưng một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện triệu chứng sau khi nhiễm trùng cấp tính. Các triệu chứng của HIV giai đoạn muộn có thể khác nhau, từ các triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng có thể xuất hiện gồm

  • Ho hoặc khó thở
  • Giảm cân không chủ ý hơn 10 phần trăm trọng lượng cơ thể
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Sốt cao

AIDS

Nhiễm trùng tiềm ẩn về mặt lâm sàng có thể tiến triển đến giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối của HIV, được gọi là AIDS. Khả năng bệnh tiến triển sẽ cao hơn nếu một người nhiễm HIV không được điều trị hoặc tuân thủ điều trị, chẳng hạn như điều trị bằng thuốc kháng virus.

Nồng độ CD4 dưới 200 tế bào trên mỗi milimét khối (mm3) máu là một dấu hiệu cho thấy HIV đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Thông thường, phạm vi bình thường của CD4 là 500 - 1.600 tế bào/mm3.

 

Đôi khi, AIDS được xác định đơn giản bởi sức khỏe tổng thể của một người. Bệnh phát triển khi HIV làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến các tình trạng xác định AIDS, chẳng hạn như một số bệnh nhiễm trùng và ung thư, hiếm gặp ở những người không nhiễm HIV. Các triệu chứng của AIDS gồm:

  • Sốt cao dai dẳng trên 38 độ C
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần
  • Ớn lạnh và chảy mồ hôi đêm
  • Đốm trắng trong miệng
  • Xuất hiện vết loét sinh dục hoặc hậu môn
  • Mệt mỏi nghiêm trọng
  • Phát ban có màu nâu, đỏ, tím hoặc hồng
  • Ho thường xuyên hoặc các vấn đề về bệnh hô hấp
  • Giảm cân đáng kể
  • Đau đầu dai dẳng
  • Các vấn đề liên quan đến nhận thức và trí nhớ
  • Mắc các nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, ung thư hạch hoặc bệnh lao

Xét nghiệm và chẩn đoán

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị người trong độ tuổi từ 13 - 64 nên được xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Những đối tượng có nguy cơ mắc HIV cao hơn được khuyến khích nên làm xét nghiệm ít nhất một lần mỗi năm. Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

  • Những người chuyển giới có quan hệ tình dục với nhau
  • Người đã quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với người dương tính với HIV hoặc không rõ tình trạng
  • Những người dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm
  • Người đã được chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục gần đây
  • Người đã có bạn tình mới sau khi xét nghiệm HIV lần cuối

Có nhiều loại test khác nhau và mỗi loại có một thời gian cửa sổ khác nhau – thời gian từ khi có khả năng phơi nhiễm với HIV đến khi xét nghiệm có thể phát hiện ra virus. Nếu bạn bị phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ thì việc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể giúp ngăn ngừa lây truyền.

Đọc thêm bài viết: Người mắc HIV có thể tiêm vaccine COVID-19 không?

Các xét nghiệm acid nucleic thông thường có thể phát hiện nhiễm HIV trong khoảng từ 10 - 33 ngày sau khi phơi nhiễm. Các xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể sử dụng máu từ tĩnh mạch có khoảng thời gian cửa sổ thông thường từ 18 - 45 ngày, trong khi các xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể từ xét nghiệm chích máu ngón tay có thể được sử dụng từ 23 - 90 ngày sau khi có khả năng phơi nhiễm.

Nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên có kết quả âm tính, người xét nghiệm nên được kiểm tra lại bằng xét nghiệm thứ hai sau giai đoạn cửa sổ. Nếu kết quả của lần đầu tiên là dương tính thì bạn cũng sẽ được kiểm tra bằng xét nghiệm tiếp theo – hay còn gọi là chẩn đoán xác nhận. Nếu xét nghiệm lần thứ hai cho kết quả dương tính, bạn sẽ được chẩn đoán nhiễm HIV

Quản lý các triệu chứng

Điều chú ý sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV đó là người bệnh cần bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus ngay. Các loại thuốc kháng virus sẽ giúp kiểm soát bệnh trong tất cả giai đoạn của HIV – ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Thuốc kháng virus hoạt động thông qua cách ngăn cho các virus sao chép và nhân lên, đồng thơi có thể làm giảm đến mức không thể phát hiện được virus.

Do đó, thuốc giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng cuộc sống và có thể ngăn chặn virus lây truyền sang người khác qua đường tình dục. Phần lớn trường hợp, người bệnh sử dụng thuốc có tải lượng virus không thể phát hiện được trong vòng 6 tháng. Nếu các loại thuốc kháng virus không bị giảm đi sau thời gian điều trị, bất kỳ bạn tình nào của người bệnh cũng cần được sử dụng loại thuốc có tên là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Bao cao su cũng cần được sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh lây qua khi quan hệ tình dục.

Nếu HIV tiến triển thành AIDS, các biện pháp can thiệp y tế khác thường là cần thiết để điều trị các bệnh hoặc biến chứng liên quan đến AIDS có thể gây tử vong.

Phòng ngừa bệnh

Phương pháp phòng ngừa HIV hiệu quả 100% duy nhất đó là tránh sử dụng chung các loại bơm kim tiêm và tránh quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có nhiều cách để giảm nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm

  • Sử dụng bao cao su hoặc loại màng bảo vệ khác đúng cách cùng với chất bôi trơn gốc nước hoặc silicone
  • Kiểu tra các bệnh lây qua đường tình dục thường xuyên – bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
  • Cân nhắc dùng PrEP nếu bạn có nguy cơ cao nhiễm HIV

HIV có ba giai đoạn và mỗi giai đoạn có triệu chứng riêng. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, một số người không xuất hiện triệu chứng nào sau khi nhiễm nhiều năm. Bạn nên xét nghiệm HIV thường xuyên, nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao. Xét nghiệm thường xuyên giúp điều trị sớm, từ đó kiểm soát bệnh dễ dàng hơn, cũng như duy trì chất lượng cuộc sống.

Khi bạn có những băn khoăn lo lắng về chọn lựa thực phẩm để tăng cường sức khỏe não bộ cho bản thân và cả gia đình, hãy trao đổi với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm