Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Trong mùa Hè, các ca nhiễm sốt xuất huyết có khả năng gia tăng. Mặc dù sốt xuất huyết có thể điều trị được nhưng có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Sốt xuất huyết ảnh hưởng thế nào đến lượng đường trong máu?

Theo BS Altaf Patel (Giám đốc Y khoa, Bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu Jaslok, Mumbai, Ấn Độ): Sốt xuất huyết hiếm khi gây tử vong. Nó có thể gây sốt, các vấn đề về khớp và đau nhức cơ thể kéo dài. Tử vong do sốt xuất huyết là rất hiếm.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết nặng có thể khiến lượng tiểu cầu giảm xuống mức báo động, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Nếu bạn bị sốt xuất huyết, hãy theo dõi tiểu cầu tại nhà, nghỉ ngơi và bổ sung các loại vitamin cần thiết.

Triệu chứng sốt xuất huyết nặng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết gồm: Sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn và nôn, phát ban. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng sốt xuất huyết nặng có thể khác với nhiễm sốt xuất huyết thông thường. Các triệu chứng gồm: Đau bụng dữ dội, nôn dai dẳng, thở nhanh, chảy máu mũi hoặc nướu, mệt mỏi và suy nhược, bồn chồn, nôn ra máu hoặc lẫn máu trong phân, da nhợt nhạt và lạnh.

Người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Với bệnh nhân đái tháo đường, khi bị nhiễm trùng, nhu cầu về đường sẽ tăng lên. Theo Tổ chức Sức khỏe và Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ (the US Diabetes Research and Wellness Foundation), nhiễm trùng có thể gây ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể bằng cách tăng một lượng hormone nhất định (như cortisol và adrenaline). Những hormone này sau đó hoạt động chống lại hoạt động của insulin (một loại hormone khác giúp cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng). Do đó, quá trình sản xuất glucose của cơ thể tăng lên, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường.

BS Patel cho biết: Bệnh nhân đái tháo đường có thể mắc bệnh thận giai đoạn đầu gây ảnh hưởng chức năng của thận. Điều này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát khi người bệnh đái tháo đường bị nhiễm trùng (như sốt xuất huyết), dẫn đến suy thận hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ bị xuất huyết hơn. Vì người bệnh có khả năng miễn dịch yếu và mạch máu dễ vỡ, có thể xuất hiện các triệu chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng. Người bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc hội chứng sốc sốt xuất huyết - tình trạng rò rỉ huyết tương, chảy máu nghiêm trọng, tổn thương các cơ quan như men gan tăng cao, suy giảm giác quan và viêm cơ tim.

Các chuyên gia y tế khuyên người bị đái tháo đường phải hết sức cẩn trọng, phòng ngừa sốt xuất huyết. Các cách để phòng ngừa bệnh như sau:

  • Tránh để nước đọng ở các khu vực xung quanh.
  • Phun thuốc diệt bọ gậy và thuốc trừ sâu khu vực nước tù đọng.
  • Sử dụng màn khi ngủ.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng có thể thoa lên da và quần áo.
  • Trang bị cửa lưới chống muỗi khi có thể.
  • Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng xua đuổi côn trùng (như cây sả, oải hương, hương thảo...).
  • Chườm đá sạch hoặc gel nha đam lên vết muỗi đốt để giảm triệu chứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để hồi phục nhanh sau sốt xuất huyết.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm