Nếu con bạn bị cảm lạnh mà mãi không khỏi, trẻ có thể đã bị viêm xoang. Trẻ em bị dị ứng tại đường hô hấp cũng có thể dẫn tới viêm xoang.
Bạn cũng có thể nhận thấy trẻ có khả năng bị viêm xoang nếu trẻ có một số triệu chứng sau:
Cảm lạnh và dị ứng có thể chuyển thành viêm xoang
Xoang là các khoang rỗng chứa khí nằm trong xương sọ ở hai bên mũi, trán, phía trên hoặc phía dưới của mắt. Do xoang là các khoang tối, ấm và ẩm ướt nên đây là một môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào xoang do cảm lạnh, nhiễm khuẩn hô hấp trên..., chúng sẽ sinh sôi và phát triển mạnh trong xoang, dẫn đến viêm xoang.
Khi trẻ bị cảm lạnh hay dị ứng, hoặc nhiễm khuẩn sau viêm nhiễm đường hô hấp trên, lớp niêm mạc mỏng lót trong xoang sẽ bị sưng lên, tăng tiết dịch nhầy hoặc mủ gây nên tình trạng viêm xoang. Nếu tình trạng sưng, viêm và tiết dịch nhầy làm bít tắc các đường thông khí giữa các xoang và mũi, các triệu chứng của viêm xoang sẽ trở nên tồi tệ hơn như gia tăng tình trạng nghẹt, tắc mũi, khó thở, đau đầu, đau mũi, đau hàm.
Điều trị viêm xoang
Trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. Nếu các triệu chứng không hết đi hoặc chỉ thuyên giảm trong một thời gian ngắn rồi lại tái phát, bác sỹ có thể phải đổi loại kháng sinh sử dụng.
Điều trị viêm xoang tái phát
Ở một số trẻ, viêm xoang có thể diễn biến dai dẳng, tái phát nhiều lần và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như bệnh viêm tai – và tất nhiên rất khó điều trị.
Nếu trẻ bị viêm xoang mãn tính, rất có thể là do trẻ bị ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến các bác sỹ chuyên khoa tai-mũi-họng để điều trị.
Phòng tránh viêm xoang ở trẻ em
Hơi nước ẩm sẽ giúp làm dịu lớp lót niêm mạc xoang và làm lỏng dịch tiết đường hô hấp. Do vậy, khi trẻ bị cảm lạnh, hãy giữ cho không khí trong nhà trở nên ẩm hơn và đảm bảo cho trẻ uống thật nhiều nước.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị cảm lạnh, hãy trao đổi với bác sỹ về các phương pháp điều trị, cả việc thay đổi môi trường sinh sống lẫn sử dụng thuốc.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm mũi họng hãy cho trẻ đi khám bác sỹ để điều trị kịp thời, triệt để, tránh các biến chứng như viêm xoang.
Hạn chế các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, lông vật nuôi và mạt bụi tồn tại trong nhà. Tất cả những yếu tố trên có thể gây kích ứng các đường dẫn khí và dẫn tới viêm xoang.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu dị ứng có dẫn đến viêm xoang?
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.