Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biện pháp đơn giản loại bỏ cao răng

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ, nếu không được loại bỏ có thể dẫn đến bệnh răng miệng. Làm thế nào để loại bỏ cao răng bằng những biện pháp đơn giản?

Baking soda và muối

Baking soda có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm trắng răng. Bạn có thể trộn 1 thìa baking soda với một chút muối, sau đó dùng hỗn hợp này để đánh răng. Tuy nhiên, không nên dùng baking soda nhiều hơn một lần/tuần vì nó có thể dẫn đến tổn thương men răng. 

Vỏ cam

Các loại trái cây họ cam quýt có thể giúp loại bỏ mảng ố vàng trên răng, cao răng hiệu quả vì thành phần chứa acid. Bạn có thể chà vỏ cam lên răng trong 2 - 3 phút sau đó súc miệng bằng nước ấm và thực hiện vài lần trong tuần. 

Nước chanh

Sử dụng kết hợp cả vỏ cam và nước chanh mang lại hiệu quả tích cực. Acid trong chanh không chỉ hòa tan mảng bám mà còn giúp làm trắng răng. Bạn có thể nhúng bàn chải đánh răng vào nước cốt chanh và chà xát nhẹ nhàng lên răng, chờ trong 1 phút trước khi súc miệng. Lưu ý: nước cốt chanh có thể gây mòn men răng, vì vậy bạn không nên lạm dụng phương pháp này. 

Hydrogen peroxide và nước súc miệng

Hydrogen peroxide có đặc tính kháng khuẩn, và nước súc miệng cũng vậy. Bạn hãy trộn theo tỉ lệ1 nước súc miệng với 3 phần dung dịch hydro peroxit 3%. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Dầu dừa

Dầu dừa được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Dầu dừa giúp làm sạch miệng và giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại cư trú ở miệng. Ngậm và súc miệng bằng dầu dừa trong 10-15 phút để loại bỏ cao răng. Sau đó hãy súc miệng lại bằng nước ấm.

Dâu tây và cà chua

Cà chua và dâu tây có chứa nhiều vitamin C. Nếu không muốn sử dụng chanh, và cam quýt hay sử dụng cà chua và dâu tây. Bạn có thể đặt miếng dâu tây hoặc cà chua đã được làm mềm nhão lên răng trong 5 phút sau đó súc miệng bằng nước sạch. 

Nha đam và glycerin

Nha đam có thể loại bỏ các mảng bám trên răng và cao răng hiệu quả. Bạn có thể trộn tỉ lệ 1 gel nha đam với 4 glycerin, 4 baking soda, 10 giọt tinh dầu chanh, cho vào 1 cốc nước để tạo thành hỗn hợp. Đánh răng với hỗn hợp trên 1 lần mỗi ngày cho đến khi cao răng giảm dần.

Đinh hương

Từ lâu, đinh hương đã được sử dụng để điều trị đau răng. Không chỉ giảm đau răng, đinh hương cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Bạn có thể nghiền đinh hương thành bột và thêm một chút dầu olive vào, sau đó thoa hỗn hợp trên lên vị trí cao răng.

Nếu răng của bạn nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ với acid, hãy xin ý kiến bác sĩ để lựa chọn giải pháp chuyên khoa phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nụ cười nói gì về sức khỏe của bạn?

Bs. Cao Thanh Hoá - Phòng khám Nha khoa Louis (theo Brightside)
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm