Sưng đau ngực ở phụ nữ: Vì sao?
Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở một bên ngực. Cảm giác khó chịu này sau đó sẽ chuyển thành cảm giác đau ngực. Bạn soi gương và nhận thấy rằng, một bên ngực của mình bị sưng to hơn bên còn lại. Vậy, bạn phải làm gì bây giờ?
Trước hết, đừng hoang mang. Mặc dù bạn sẽ phải đến gặp bác sỹ, nhưng bước đầu tiên bạn cần làm, và cũng là một bước vô cùng quan trọng, là biết được những nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Đau và sưng ngực theo chu kỳ kinh nguyệt
Cách nhận biết: Ngực của bạn bị sưng và đau trong khoảng 1- 2 tuần trước khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt. Đau và sưng do chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra ở cả hai bên ngực, mặc dù, một bên có thể sẽ đau nhiều hơn so với bên kia. Kèm theo đau, bạn sẽ thấy căng tức và nặng bầu ngực.
Nguyên nhân: Hormone chính là nguyên nhân của tình trạng này. Khi bạn rụng trứng vào giữa chu kỳ, estrogen sẽ làm ngực của bạn sản sinh ra các tế bào mới và làm tăng lưu lượng máu đến ngực, để chuẩn bị cho quá trình mang thai (nếu trứng được thụ tinh). Những tế bào mới sinh ra này cùng với lưu lượng máu nhiều hơn có thể gây ra sưng và đau từ khi trứng rụng cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt thực sự xuất hiện. Đôi khi, tình trạng đau và sưng sẽ nghiêm trọng hơn ở một bên ngực so với bên còn lại.
Nên làm gì: Nếu cơn đau và sưng không trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và ngực của bạn không bị đỏ lên, nóng hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng khác, thì những gì bạn cần làm chỉ là đợi trong 2 tuần xem chu kỳ kinh nguyệt có xuất hiện không. Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, tình trạng đau và sưng sẽ dần dần giảm bớt. Nếu không, bạn nên đi đến khám bác sỹ.
Mang thai
Cách nhận biết: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn không xuất hiện. Tuy nhiên, đôi khi, trong giai đoạn sớm của thai kỳ, bạn vẫn có thể có chút máu, nhưng rất ít. Cách tốt nhất để xác nhận bạn có mang thai hay không là dùng que thử thai.
Nguyên nhân: Cơ thể bạn sẽ phát triển ngực và tăng lượng máu đến ngực để chuẩn bị cho việc sẽ cho con bú trong tương lai, gây ra tình trạng sưng đau ngực.
Nên làm gì: Khi bạn biết mình đã mang thai, hãy đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ cho bạn biết cách tốt nhất để đối phó với tình trạng sưng và đau ngực, có thể bằng cách chườm lạnh và dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn.
Cách nhận biết: Ngực của bạn sẽ có cảm giác như nóng hơn, da đỏ hơn, cùng với đó là tình trạng sưng và đau. Vùng da bị sưng đỏ thường có dạng hình nêm và lan rộng ra bắt đầu từ núm vú. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy mình bị sưng các hạch bạch huyết ở nách, hoặc cảm thấy mệt mỏi và/hoặc hơi sốt.
Nguyên nhân: Vi khuẩn xâm nhập vào ngực thông qua các vết nứt rất nhỏ trên da, đặc biệt là ở quanh núm vú, hoặc xâm nhập trực tiếp qua núm vú. Tắc nghẽn ống dẫn sữa cũng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vú. Viêm vú là loại nhiễm trùng vú phổ biến nhất, hay gặp ở các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, cũng có thể bạn bị chứng viêm vú mặc dù đang không cho con bú.
Nên làm gì: Đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng vú cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng vú có thể dẫn đến áp xe vú và sẽ phải phẫu thuật. Nếu thuốc bác sỹ kê cho bạn không làm giảm tình trạng đau và sưng sau vài ngày uống thuốc, bạn nên nói với bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ đổi loại kháng sinh khác do vi khuẩn có thể sẽ không đáp ứng với loại kháng sinh bạn đang dùng.
Thay đổi tế bào mô liên kết, mô sợi
Cách nhận biết: Ngực của bạn bị đau, và bạn có thể sẽ sờ thấy những u, cục lớn. Nhưng ngực của bạn sẽ không bị đỏ hoặc sưng và bạn không thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng. Đau và sưng có thể sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ngay trước khi bạn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, nhưng sẽ không biết mất hoàn toàn sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Nguyên nhân: Các tế bào tuyến vú mới được sinh ra khi bạn rụng trứng đang chết đi. Theo thời gian, sau nhiều chu kỳ kinh nguyệt, một loại mô sẹo (hay còn gọi là u lành tính) gọi là u sợi tuyến có thể sẽ phát triển, là kết quả của quá trình chết đi của các tế bào tuyến vú. Khối u sợi này có thể sẽ lớn và đè vào các dây thần kinh, gây đau. Các loại u nang chứa đầy dịch cũng có thể sẽ phát triển, chèn ép vào dây thần kinh và/hoặc làm giãn các mô ở xung quanh và gây đau đớn.
Nên làm gì: Đến gặp bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây đau và quyết định phương pháp điều trị thích hợp với bạn, có thể sẽ bao gồm việc cắt bỏ khối u sợi hoặc hút dịch ra từ các u nang.
Trong thời gian điều trị, bạn nên cắt giảm lượng caffein có trong cà phê, trà, chocolate và một số loại đồ uống có ga. Caffein có thể làm tăng tình trạng sưng ở ngực. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để làm giảm triệu chứng đau.
Cách nhận biết: Triệu chứng của ung thư vú thể viêm (IBC) rất giống với nhiễm trùng vú, bao gồm: sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị ngứa và cảm thấy kết cấu da thay đổi, sần sùi giống như vỏ cam.
Nguyên nhân: Cũng như ung thư vú, nguyên nhân chính xác gây ung thư vú thể viêm hiện vẫn chưa được biết rõ. Bạn có thể làm giảm (mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn) nguy cơ ung thư vú bằng cách duy trì cân nặng phù hợp, luyện tập và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.
Nên làm gì: Đầu tiên, rất có thể bác sỹ sẽ điều trị bằng kháng sinh để làm giảm tình trạng nhiễm trùng tuyến vú. Tiếp đó, bạn sẽ cần phải tiến hành sinh thiết để xác định hoặc loại bỏ nguyên nhân do ung thư vú thể viêm. Hiệp hội nghiên cứu về ung thư vú thể viêm khuyến nghị rằng, bạn nên tiến hành sinh thiết sau 1 tuần điều trị với kháng sinh không có tác dụng. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ chi tiết hơn trong trường hợp này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân gây đau ngực
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.