Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 sự phối hợp thuốc nên tránh

Đôi khi, kể cả những người khỏe mạnh nhất cũng thường quên mất rằng, việc phối hợp các loại thuốc, thực phẩm chức năng và các loại thuốc không kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sỹ có thể dẫn đến những tương tác thuốc gây chết người.

4 sự phối hợp thuốc nên tránh

Và sự thật là, tỷ lệ người cao tuổi dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc (mà không hỏi ý kiến bác sỹ) đang ngày một tăng lên. Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JAMA Internal Medicine, số lượng người cao tuổi từ 62-85 tuổi phối hợp nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng gây nguy hiểm đã tăng lên gấp đôi, từ năm 2005 đến năm 2011.

Ngoài việc ngày càng dễ tiếp cận hơn với các loại thuốc kê đơn, có một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng mà người bệnh lại không được truyền thông giáo dục về độ an toàn của những loại thực phẩm chức năng này. Và đó chính là vấn đề, bởi những loại thực phẩm chức năng này có thể thay đổi công dụng của các loại thuốc bạn đang uống.

Có rất nhiều sự phối hợp thuốc cần thận trọng. Dưới đây là một số ít trong đó. Và một điều quan trọng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc kê đơn (thuốc có chữ Rx) và luôn hỏi ý kiến bác sỹ/dược sỹ để biết được các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Thuốc kê đơn: Warfarin

Không nên kết hợp với: Thực phẩm chức năng có tỏi, omega 3, naproxen và aspirin.

Warfarin là thuốc làm loãng máu làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, nhưng thực phẩm chức năng chứa tỏi hoặc chứa omega 3 cũng như các loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa naproxen hoặc aspirin cũng có tác dụng tương tự, dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ chảy máu.  

Nhiều người có suy nghĩ rằng, phối hợp thêm một loại thuốc có tác dụng tương tự sẽ làm tăng hiệu quả của loại thuốc kê đơn mà họ đang uống, nhưng thực ra, những thuốc cần kê đơn đã được tính toán rất cẩn thận về liều dùng, do vậy, nếu bạn uống thêm một loại tương tự, thì rất có thể bạn đã bị quá liều. Bạn có thể sẽ bị chảy máu trong nếu hoạt động động máu của bạn không thực hiện được. Kể cả với những tổn thương rất nhỏ bên trong cơ thể, cũng sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu mới hồi phục được.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về việc ăn tỏi hoặc cá, vì lượng hoạt chất có trong thực phẩm chức năng cao hơn rất nhiều so với lượng hoạt chất có trong thực phẩm.

Thuốc kê đơn: Lisinopril

Không nên kết hợp với: Thực phẩm chức năng có chứa kali

Loại thuốc tăng huyết áp này còn được biết đến là thuốc chẹn ACE và có tác dụng làm thư giãn các mạch máu để máu lưu thông tốt hơn. Thông thường, những người bị tăng huyết áp nghe nói rằng kali có tác dụng điều chỉnh huyết áp và nghĩ rằng, có thể họ chưa có đủ kali. Tuy nhiên, việc uống bổ sung thực phẩm chức năng có chứa kali có thể làm cản trở cơ chế hoạt động của huyết áp. Quá nhiều kali trong máu có thể để lại hậu quả là yếu cơ, nhịp tim bất thường và thậm chí là liệt.

Thuốc kê đơn: Statins

Không nên phối hợp với: Vitamin B3, warfarin, amlodipine

Statins và vitamin B3, hay còn gọi là niacin thường được khuyên là nên dùng phối hợp với nhau nếu bị mỡ máu cao, nhưng ngược lại, nếu dùng statins và niacin liều cao có thể dẫn đén các bệnh về mô cơ hoặc thậm chí là suy thận. Niacin liều cao thậm chí còn làm lượng cholesterol của bạn hạ xuống quá thấp. Gần đây, tổ chức FDA đã quyết định rút lại khuyến cáo về việc dùng phối hợp 2 loại thuốc này với nhau. Một số bệnh nhân bị bệnh tim có thể sẽ thích hợp để sử dụng các loại thuốc làm loãng máu cần kê đơn cùng với statins nhưng sự phối hợp này sẽ gây đau cơ hoặc yếu cơ, cũng như suy thận. Tuy nhiên, nếu liều thuốc của bạn được kiểm soát chặt chẽ bởi bác sỹ điều trị, thì lợi ích sẽ lớn hơn nguy cơ.

Thuốc kê đơn: Clopidogrel bisulfate

Không nên kết hợp với: Aspirin, naproxen

Loại thuốc này giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị đau đầu, và muốn dùng một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như aspirin hoặc naproxen? Phối hợp 2 loại thuốc này với nhau, vì chúng đều có tác dụng chống viêm và có cơ chế tác dụng tương tự nhau, nên sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu trong của bạn. Tuy nhiên, may mắn là rất nhiều người hiện đang dùng thuốc làm loãng máu, ý thức được về nguy cơ này.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Giảm nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm