Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Hãy nói với bác sỹ nếu bạn có bất kì lo lắng nào hoặc nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc người thân của bạn có thể bị tâm thần phân liệt.
Tâm thần phân liệt mới khởi phát thường được nhận biết bằng sự khỏi phát đột ngột của các triệu chứng, có thể bắt đầu từ nhẹ rồi nặng dần theo thời gian. Tâm thần phân liệt là một bệnh lí mạn tính. Những người bệnh tâm thần phân liệt thường phải trải qua nhiều quãng thời gian mà các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn. Ngừng thuốc hoặc những căng thẳng trong cuộc sống, ví dụ như bệnh tật hoặc những sự kiện lớn có thể làm tăng nguy cơ các triệu chứng diễn biến xấu đi. Người bệnh có thể có các triệu chứng hành vi nghiêm trọng như lẫn lộn hoặc mất phương hướng, gây khó khăn cho họ để phân biệt giữa thực tại và ảo giác. Những triệu chứng này có thể trầm trọng thêm hoặc cải thiện mà không dự đoán trước được.
Những triệu chứng dương tính và âm tính
Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt có thể là dương tính hoặc âm tính.
Những triệu chứng dương tính
Những triệu chứng dương tính đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Ảo giác là triệu chứng dương tính. Những rối loạn về suy nghĩ và lời nói cũng được xếp vào nhóm triệu chứng dương tính. Những triệu chứng này được gọi là dương tính vì chúng đại diện cho sự tăng hoạt động của não bộ.
Những triệu chứng âm tính
Những triệu chứng âm tính liên quan đến không thể duy trì các chức năng thông thường, ví dụ như không thể cảm nhận được sự yêu thích, mất hững thú với bất kì kết nối xã hội nào và không thể hiện bất kì cảm xúc gì.
Những triệu chứng âm tính không đáp ứng tốt với thuốc điều trị bằng các triệu chứng dương tính và đặc trưng cho sự giảm hoạt động của một số vùng não.
Ảo giác hoặc hoang tưởng
Hầu hết những người bị tâm thần phân liệt sẽ nghe thấy tiếng nói trong đầu. Họ có thể tin rằng giọng nói đó đang kiểm soát hoặc theo dõi họ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm ảo giác về hình ảnh, họ nhìn thấy những gì mà người khác không nhìn thấy.
Hoang tưởng có thể tạo ra niềm tin và kéo dài dai dẳng mặc dù có bằng chứng cho thấy niềm tin này là sai. Ví dụ, một người tin rằng họ là lãnh đạo của một đất nước khác. Mặc dù họ không có bằng chứng cho thấy mình là vị lãnh tụ nào cả nhưng họ vẫn tiếp tục tin vào nó.
Hành vi
Những triệu chứng khác bao gồm các mối quan hệ xã hội và công việc không lành mạnh. Người bị tâm thần phân liệt có thể khó khăn để tự chăm sóc bản thân. Những triệu chứng này có thể bắt đầu xuất hiện từ thời thanh niên hoặc giai đoạn đầu của tuổi trường thành. Khi họ làm, họ có thể khó độc lập trong một thời gian dài. Họ cũng có thể gặp khó khăn để hoàn thành những hoạt động đơn giản như mặc quần áo hoặc chải đầu. Một triệu chứng hành vi khác của tâm thần phân liệt được gọi là “tác động san bằng”, nghĩa là họ không thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc thông thường của con người. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm khó khăn trong suy nghĩ và ghi nhớ thông tin, được gọi là “các triệu chứng liên quan đến nhận thức”.
Thể chất
Những triệu chứng về thể chất có thể bao gồm chứng tăng trương lực. Người bị tâm thần phân liệt có thể xuất hiện tình trạng bất động hoặc sững sờ, nó có thể biểu hiện ở tư thế hoặc nét mặt của họ. Những triệu chứng này có thể là đáp ứng với giọng nói mà họ nghe thấy hoặc xảy ra đơn độc.
Những triệu chứng về lời nói có thể bao gồm ngừng giữa câu khi đang nói, rồi lại bắt đầu nói sang chủ đề khác. Đây có thể là khoảng im lặng dài dến khó chịu giữa các câu hoặc nói câu vô nghĩa. Nó còn được gọi là “từ pha trộn”, những từ này được xâu chuỗi lại với nhau mà không theo một logic nào cả.
Một kiểu rối loạn về lời nói khác được gọi là “sự gieo vần”, đó là khi người bệnh nói những câu dựa trên vần của từ thay vì nghĩa của chúng.
Bạo lực
Nhiều người tin rằng tâm thần phân liệt khiến họ trở nên mạnh mẽ. Theo Viện Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ, những người bị tâm thần phân liệt không phải luôn luôn bạo lực. Tuy nhiên, nghiện chất có thể làm những cá nhân này trở nên bạo lực. Mặc dù bạo lực là một nguy cơ nhỏ của người bị tâm thần phân liệt nhưng tự tử cũng là một nguy cơ. Khoảng 10% số người mắc bệnh này chết do tự tử.
Đối mặt
Tin tốt là tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Nhiều người bị rối loạn này có thể sống một cuộc sống đầy đủ và ý nghĩa. Theo HealthGuide.org, chỉ có 1 trong số 5 người được chẩn đoán và điều trị tâm thần phân liệt tiếp tục có những triệu chứng rắc rối một cách thường xuyên. Trong số 4 người còn lại, 1 người sẽ tốt lên trong vòng 5 năm sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. 3 người khác cũng tốt lên nhưng vẫn có những quãng thời gian mà các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
HealthGuide.org cũng chỉ ra rằng bình phục sau tâm thần phân liệt là một quá trình lâu dài và liệu trình điều trị có thể đem lại khả năng bình phục. Với những liệu pháp và thuốc chính xác cùng với những hỗ trợ của xã hội, được chẩn đoán tâm thần phân liệt không có nghĩa là bạn phải sống cả đời trong bệnh viện và các triệu chứng luôn luôn xấu đi.
Chiến lược sống chung với bệnh tâm thần phân liệt
Đối mặt với bệnh tâm thần phân liệt có thể rất khó khăn với cá nhân người bệnh cũng như gia đình và bạn bè của họ. Bước đầu tiên là bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu về các hoạt động cũng như các kĩ năng để đối mặt với bệnh.
Bạn có thể làm gì?
Dưới đây là những mẹo để sống chung với bệnh tâm thần phân liệt mà bạn có thể tham khảo:
Hiều về tâm thần phân liệt: bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu của bạn có thể gợi ý cho bạn những quyển sách, website hoặc những tài liệu khác để giúp cho bạn, gia đình và bạn bè của bạn hiểu được về tâm thần phân liệt.
Tham gia các nhóm hỗ trợ: các nhóm hỗ trợ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người bị tâm thần phân liệt cùng với gia đình và bạn bè. Bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn liên hệ với những nhóm này.
Đặt ra những mục tiêu thực tế: thiết lập mục tiêu điều trị có thể giúp cá nhân người bệnh tập trung và có mục tiêu phấn đấu.
Tập kiểm soát căng thẳng: cả người bị tâm thần phân liệt và những người thân yêu của họ đều có được lợi ích từ những phương pháp giảm căng thẳng, ví dụ như thiền, các bài tập thư giãn, yoga và thái cực quyền.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc gì điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.