Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ
Khi mang thai, nhiều thay đổi diễn ra mà chúng ta có thể nhìn thấy được – ví dụ như ngực và bụng lớn dần là những điều rõ ràng nhất. Một số hiện tượng khác chỉ được người mẹ cảm nhận thấy mà không thể nhìn thấy được. Hầu hết những thay đổi này có nguyên nhân là do hormone – một chất có tác dụng rất mạnh mẽ và có thể ảnh hưởng đến tâm lý, cơ thể và tình trạng mang thai của bạn.
Dưới đây là một số thông tin về những hormone quan trọng nhất trong thai kỳ.
Human chorionic gonadotropin (hCG): Đây là hormone có tác dụng kích thích hoàng thể (một phần của nang trứng để lại trong buồng trứng sau khi trứng rụng) để sản xuất ra estrogen và progesterone trong 10 tuần đầu sau khi thụ thai, cho tới khi các tế bào nhau thai có thể đảm nhiệm chức năng này. Do đó, đây cũng là hormone mà các bác sỹ sẽ xét nghiệm để tìm sự hiện diện của nó trong nước tiểu để xác nhận xem liệu bạn có thực sự đang mang thai hay không.
Progesterone: Đây là hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm co thắt cơ tử cung, tạo điều kiện tối ưu để trứng đã thụ tinh có thể làm tổ an toàn trong tử cung. Nồng độ progesterone dần tăng cao trong suốt thai kỳ, hỗ trợ duy trì lớp niêm mạc bên trong tử cung để đảm bảo cho sự phát triển của bào thai.
Hormone này cũng tạo ra tác dụng bảo vệ chống lại stress – một trong những yếu tố giúp những phụ nữ mang thai có thể chống chọi được với những căng thẳng và lo lắng. Bằng cách đó, progesterone cũng giúp phụ nữ có thể ngủ ngon. Tuy nhiên, đây cũng là hormone khiến cho mụn xuất hiện nhiều hơn.
Estrogen: Sự gia tăng nồng độ estrogen đồng hành với những thay đổi (cả tích cực và tiêu cực) đối với tâm trạng và nhu cầu tình dục. Hormone này cũng đồng thời kích thích sự phát triển của tử cung và tăng cường lưu lượng máu giữa tử cung và nhau thai bằng cách tăng tác dụng của nitric oxide – một chất có tác dụng giãn mạch.
Lượng estrogen tăng cao trong cơ thể không chỉ giúp tăng lưu lượng máu mà còn kích thích tuyến vú tăng sản xuất sữa theo cơ chế mở rộng các ống tiết sữa. Sự tiết estrogen đạt đỉnh điểm ngay trước khi sinh và giảm dần sau đó.
Relaxin: Tác dụng của hormone này cũng tương tự như cái tên của nó. Tác dụng quan trọng nhất của nó là giúp làm giãn các dây chằng tử cung. Tại sao lại như vậy? Bởi nếu tử cung không thể giãn nở linh hoạt thì khi bào thai lớn dần lên tử cung sẽ ngày càng chật chội và không đủ không gian cho em bé phát triển. Hormone này cũng giúp cho việc sinh con qua đường âm đạo được dễ dàng hơn.
Relaxin cũng có tác dụng làm giãn động mạch, do vậy khi lưu lượng máu tuần hoàn cung cấp cho thai nhi tăng lên, hormone này sẽ kiểm soát để huyết áp của người mẹ không bị tăng cao quá mức.
Do có tác dụng giãn mạch nên đôi khi relaxin lại gây nên những tác dụng không mong muốn như làm giãn một số bộ phận không cần thiết. Chẳng hạn như, relaxin có thể làm giãn quá mức các cơ vòng dưới thực quản (có tác dụng ngăn cản hiện tượng acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản), dẫn đến chứng ợ nóng trong thai kỳ.
Oxytocin: đây là nội tiết tố có tác dụng kích thích tâm trạng, giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, yêu đời. Vài ngày và vài tuần ngay trước khi sinh, nhiều phụ nữ trải qua cảm giác hưng phấn và mong ngóng được làm mẹ, tác dụng này được cho là do hormone oxytocin đã tăng tiết trong giai đoạn này.
Trong khi chuyển dạ, một lượng lớn oxytocin được giải phóng tới não bộ. Sau khi sinh, được bồng đứa con mới sinh trong tay, người mẹ sẽ hình thành một thứ gọi là “ham muốn che chở cho đứa con” (baby lust) – đây là một phản ứng hóa học xảy ra khi những tín hiệu hóa học của đứa trẻ kích thích sự tăng tiết của hormone oxytocin – làm tăng mối gắn kết khăng khít giữa hai mẹ con.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi ở cơ quan sinh dục nữ sau sinh em bé
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.