Cho dù bạn là một tân binh chạy việt dã cố gắng chạy được 5 km đầu tiên hay là một cự chiến binh thường xuyên chạy 10 dặm mỗi sáng thì hẳn bạn đã từng nghe thấy tin đồn là chạy bộ nhiều có thể khiến viêm đầu gối hay một cái tên nghe khoa học hơn là hội chứng đau đầu gối - xương bánh chè hay hội chứng đầu gối người chạy.
Nhưng kết quả của một nghiên cứu gần đây đã xóa tan ý nghĩ chạy bộ có thể ảnh hưởng đến khớp gối và khẳng định đó là quan niệm sai lầm.
Chạy bộ không có lỗi, lỗi là ở người chạy sai cách
Chạy là một môn thể thao cần có kỹ năng tốt, nếu như không biết cách có thể dẫn đến chấn thương khớp gối, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương và viêm khớp gối.
Theo Mindy Solkin, một vận động viên xuất sắc được công nhận là huấn luyện viên cá nhân và là người sáng lập cũng như làm chủ, định hướng của một trung tâm chạy bộ tại Mỹ, chạy bộ hoàn toàn không ảnh hưởng đến đầu gối nếu như bạn biết cách chạy đúng.
Thực tế, chúng ta có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này. Một nghiên cứu trong nhiều năm trên 75.000 vận động viên điền kinh đã chỉ ra những điều trái ngược với quan điểm của nhiều người: chạy thực sự không làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp.
Một nghiên cứu khác vào năm 2003 cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu trên, đồng thời khẳng định việc chạy bộ và đi bộ thực chất là đều tác động lực như nhau lên đầu gối.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây, bằng cách phân tích dịch khớp gối của những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi nhằm tìm ra sự khác nhau của những chất gây viêm, các chất chỉ điểm sinh học của quá trình viêm trước và sau khi chạy bộ 30 phút. Kết qủa cho thấy việc chạy bộ không ảnh hưởng đến đầu gối mà chúng còn hạn chế được tình trạng viêm, loãng xương.
Vậy lý do tại sao tỷ lệ người chạy có vấn đề về đầu gối đến vậy? Bởi đa số những chấn thương đến từ cách chạy không đúng do vậy có thể khắc phục được bằng kỹ thuật chạy đúng. Tuy nhiên, một số chấn thương đến từ thể trạng của người chạy. Với những người mà chân phải mang một trọng lượng lớn (béo phì, thừa cân) hoặc một chân ngắn hơn chân còn lại hoặc khung xương chậu bị lệch vẹo thì sẽ khó khăn hơn trong việc chạy.
Bạn có thể chạy tốt mà không gặp phải bất kỳ chấn thương nào với điều kiện là bạn cần phải biết giới hạn của mình.
Lời khuyên từ các chuyên gia
Chúng ta đều biết rằng việc tập thể dục có tác động rất tốt đến sức khỏe nhất là đối với những người trẻ và những người khỏe mạnh, ngoài việc tốt cho tim mạch, đem lại sự thoải mái về tinh thần, tập thể dục còn giúp cơ thể hoạt động hài hòa hơn, giảm thiểu được các quá trình viêm nhiễm và những lợi ích này là vô cùng dài hạn.
Đối với những người mới chạy bộ hoặc những người đang chịu những cơn đau đầu gối do chạy bộ cần phải để ý đến kiểu chạy của họ. Hãy tìm hiểu về kỹ thuật chạy thế nào cho đúng và giới hạn của bản thân, khi đó chúng ta mới biết được mình cần gì hoặc sai ở đâu để chỉnh sửa cho phù hợp. Hình thức chạy sai không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra chấn thương đầu gối, việc chạy quá nhiều, quá sớm có thể làm căng cơ bắp, khớp và các dây chằng khiến chúng không đủ chắc khỏe để làm việc. Nếu bạn không phải thi đấu thì bạn nên chạy 3 - 4 lần một tuần và tăng dần độ dài quãng đường và tần số chạy.
Mặc dù những nghiên cứu này không đề cập đến vấn đề chạy bộ bao nhiêu km mỗi ngày thì phòng chống được loãng xương thay vào đó các nhà nghiên cứu muốn gửi đến một thông điệp là tập thể dục được coi là một phương pháp phòng chống bệnh tật hiệu quả không kém gì các loại thuốc tân dược.
Tham khảo thêm thông tin về chạy bộ tại bài viết Chạy bộ an toàn khi mắc hen suyễn
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh