Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát

Với nhiều người, trầm cảm là một trận chiến mà ở đó, họ phải liên tục chiến đấu. Biết được những yếu tố nào làm các đợt trầm cảm tái phát có thể sẽ giúp bạn hạn chế hoặc tránh được những đợt tái phát này.

Các yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát

Điều trị trầm cảm là một quá trình phức tạp và đầy thách thức. Ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát, thì bạn vẫn có thể sẽ quay trở lại rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Tuy nhiên, biết được những gì có thể gây ra tình trạng này có thể sẽ giúp bạn ngăn chặn điều đó xảy ra.

Trầm cảm tái phát hay trầm cảm tái diễn là một tình trạng rất phổ biến, mặc dù hai khái niệm này không hẳn là giống nhau. Trầm cảm được coi là hồi phục khi bạn không còn các triệu chứng trầm cảm (các triệu chứng thuyên giảm) trong vòng ít nhất là 4 tháng. Về mặt lâm sàng, trầm cảm tái phát được định nghĩa là khi bệnh trầm cảm quay trở lại sau khi các triệu chứng thuyên giảm, và trước khi bạn hồi phục hoàn toàn. Còn trầm cảm tái diễn là một đợt trầm cảm mới xuất hiện sau khi bạn đã hồi phục.

Cho dù đó là trầm cảm tái phát hay tái diễn, thì một nửa số người đã từng bị trầm cảm một lần, sẽ có thể phát triển thêm những đợt trầm cảm khác. Và nếu bạn đã từng bị 2 đợt trầm cảm, thì nguy cơ tái phát của bạn sẽ tăng lên thành 80%. Nếu bạn đã từng bị 3 đợt trầm cảm, thì nguy cơ các triệu chứng quay trở lại sẽ là 90%, theo bác sỹ tâm lý Deborah Serani, một chuyên gia tâm lý tại Smithtown, New York, tác giả cuốn sách “Sống chung với bệnh trầm cảm” (Living with depression).

7 yếu tố có thể làm bệnh trầm cảm tái phát

Mặc dù có một số sự kiện nhất định xảy ra sẽ khiến một số người cảm thấy căng thăng, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những yếu tố đó sẽ khiến bệnh trầm cảm tái phát ở những người đã từng bị trầm cảm. Các yếu tố gây tái phát thường là những yếu tố rất cá nhân. Ví dụ, một yếu tố có thể sẽ rất căng thẳng với người này nhưng có thể sẽ không quá khó để vượt qua với người khác. Nguyên nhân khiến một yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát đó là nó vượt quá khả năng đối mặt của một người.

Các yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát có thể là:

Ngừng điều trị

Đa số những người bị trầm cảm tái phát thường bỏ dở quá trình điều trị, bác sỹ Serani cho biết. Họ bắt đầu cảm thấy tốt hơn, do vậy, họ ngừng dùng thuốc hoặc ngừng trị liệu tâm lý. Hậu quả là, họ không đạt đến mức thuyên giảm hoàn toàn và các triệu chứng trầm cảm sẽ quay lại một cách từ từ, đẩy họ vào một đợt trầm cảm mới. Luôn giữ giờ ngủ đúng giờ, thường xuyên luyện tập, ăn uống cân đối và tránh sử dụng rượu bia, thuốc và chất độc là những cách tốt nhất để điều trị bệnh trầm cảm. Duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm của bạn.

Sự ra đi của một người thân yêu

Cứ 5 người thì có 1 người bị trầm cảm sau cái chết của một người thân yêu, theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Đau khổ là cảm giác phổ biến sau một mất mát lớn, nhưng nếu các triệu chứng sau tang lễ kéo dài, thì nỗi đau buồn thông thường có thể sẽ biến thành một rối loạn trầm cảm. Nếu người bệnh vẫn gặp vấn đề về cảm xúc nhiều tháng sau tang lễ, họ có thể sẽ cần đến sự giúp đỡ của một chuyên gia để giải quyết nỗi đau buồn và đợt trầm cảm kéo dài này.

Ly hôn

Nếu bạn đã từng bị trầm cảm, thì việc ly hôn có thể sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm của bạn, theo một nghiên cứu năm 2014 đăng tải trên tạp chí Clinical Psychological Science. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, gần 60% số người trưởng thành ly hôn có tiền sử bị trầm cảm sẽ bị tái phát một đợt trầm cảm mới. Chỉ có 10% số người ly hôn mà không có tiền sử trầm cảm sẽ mắc mới bệnh trầm cảm.

Ngôi nhà lạnh lẽo

Mặc dù hội chứng về “ngôi nhà lạnh lẽo” hay “cái tổ vắng người” không thực sự là hội chứng được chẩn đoán về mặt lâm sàng, nhưng đây là hội chứng rất phổ biến với các bậc phụ huynh cảm thấy buồn bã khi con cái đã trưởng thành, và rời nhà đi học xa hoặc chuyển ra ở riêng, theo Mayo Clinic. Nhưng với một số người, hoàn cảnh này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cảm giác buồn bã ấy kéo dài hoặc ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống xã hội của bạn.

Những sự kiện đau khổ

Các sự kiện đáng sợ và đau khổ như tấn công khủng bố hoặc các thảm họa thiên nhiên có thể sẽ khiến bệnh trầm cảm tái phát hoặc tái diễn. Và những ngày lễ kỷ niệm diễn ra sau khi những sự kiện trên xảy ra cũng có thể là yếu tố làm bệnh trầm cảm tái phát. Một nghiên cứu xuất bản trên The British Journal of Psychiatry vào tháng 2 năm 2016 chỉ ra rằng, những người có mặt trong các cuộ tấn công, thảm họa và chiến tranh sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Thay đổi hormone

Thay đổi hormone là tình trạng đặc trưng ở phụ nữ có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, theo Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ. Hormone thay đổi đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc trong não bộ. Phụ nữ là đối tượng dễ bị trầm cảm trong thời kỳ dậy thì, trong và sau khi mang thai cũng như thời kỳ tiền mãn kinh. Bị trầm cảm trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh của bạn.

Các hành vi gây nghiện

Không có gì ngạc nhiên nếu rượu bia và cờ bạc có thể là một lối thoát tạm thời, dễ gây nghiện cho những người bị trầm cảm, nhưng thậm chí xem tivi quá nhiều cũng có thể là một yếu tố gây trầm cảm. Nghiện xem tivi – xem quá nhiều tập phim hoặc các tập của một chương trình truyền hình một lúc có thể là một yếu tố phổ biến gây căng thẳng và lo âu trong bệnh trầm cảm, theo một khảo sát năm 2015 được công bố trong hội thảo của Hiệp hội Y tế công cộng Hoa Kỳ. Khi một người đang nghiện xem tivi đột ngột ngừng xem tivi, sẽ dẫn đến một sự thay đổi về các chất hóa học thần kinh và khiến bạn xuất hiện trạng thái hụt hẫng, giống như việc những người nghiện thuốc và nghiện rượu đột nhiên dừng uống thuốc, uống rượu vậy.

Hạn chế các yếu tố gây trầm cảm tái phát

Một số yếu tố gây trầm cảm hoàn toàn có thể phòng tránh được. Mọi người nên học cách tự vượt qua những sự kiện hoặc trải nghiệm đau buồn một cách tốt nhất có thể. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc bị quá tải bởi một sự kiện gì đó trong cuộc sống, bạn nên thực hiện theo những bước sau:

Suy nghĩ tích cực: hãy tự nói với bản thân mình rằng, việc đó chỉ là tạm thời thôi, rồi bạn sẽ ổn hoặc chỉ là bạn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, không có nghĩa là cuộc sống hoàn toàn bế tắc.

Nuôi dưỡng bản thân: Việc nuôi dưỡng cảm xúc của bạn khi gặp phải các cảm xúc tiêu cực nêu trên là rất quan trọng. Nghe nhạc, uống một ly trà với hương vị mà bạn yêu thích hoặc uống một ly cà phê. Bạn cũng có thể kích thích khứu giác bằng một chút bạc hà, hoa hoặc hương gỗ có trong các loại nến thơm hoặc đi ra ngoài đi dạo. Tắm nước nóng cũng có thể làm dịu bớt những cảm xúc tiêu cực của bạn.

Tiếp xúc với mọi người: việc bạn muốn ở một mình khi căng thẳng là rất phổ biến, nhưng tự cô lập mình với những người khác có thể sẽ làm tệ hơn các yếu tố gây trầm cảm. Hãy để mọi người biết rằng bạn đang gặp vấn đề và trao đổi với mọi người cởi mở nhất có thể. Cân nhắc đến việc tham gia một nhóm hỗ trợ những người bị trầm cảm để có thể nói chuyện với những người ở trong cùng tâm trạng trầm cảm như bạn.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị trầm cảm tái phát, đừng ngần ngại mà hãy liên lạc với bác sỹ hoặc các chuyên gia trị liệu. Nhớ rằng, trầm cảm tái phát là rất phổ biến, và bạn không có gì phải ngại về điều đó cả.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Đi tìm nguyên nhân thực sự của trầm cảm

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm