Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 cách kiểm soát cholesterol phòng bệnh tim mạch

Kiểm soát cholesterol là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ Đặng Phương Liên (Trung tâm Y dược – Bộ Y tế) về cách kiểm soát cholesterol trong máu nhằm phòng bệnh tim mạch:

1. Nên chọn thức ăn chứa cholesterol tốt

Ảnh minh họa

Cơ thể chúng ta cần một lượng nhỏ cholesterol để phục vụ cho các hoạt động chức năng. Nhưng chế độ ăn của chúng ta có thể có quá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, khiến lượng cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) tăng, tạo ra những mảng bám ở thành động mạch dẫn đến bệnh tim. Trái lại, cholesterol HDL (cholesterol “tốt”) giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu. Không quá khó khăn, chúng ta hãy chủ động giảm cholesterol xấu và thêm cholesterol tốt trong chế độ ăn của bản thân.

Ví dụ: Bạn không nên ăn nhiều thịt, vì thịt có chứa nhiều cholesterol xấu dễ tăng cân dư thừa năng lượng, dẫn đến bệnh tim mạch.

2. Kiểm soát khẩu phần ăn bằng chính bàn tay mình

Khi cuộc sống sung túc, chúng ta thường có bữa ăn nhiều hơn cả về lượng và chất, với những thành phần chất béo, chất đạm, đường,… cao hơn nhu cầu thực tế gây tăng cân và tăng cholesterol máu. 

Cách đơn giản để kiểm soát khẩu phần ăn: sử dụng chính ban tay bạn làm cữ. Một khẩu phần thịt hoặc cá là một lượng to vừa lòng bàn tay, một khẩu phần quả tươi là khoảng một nắm tay, còn một phần rau đã nấu chín, cơm hoặc mì tương đương một vốc tay.

3. Ăn nhiều rau quả tươi

 

Ảnh minh họa

Các chất chống oxy hóa trong những thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, khi chúng ta ăn nhiều rau quả thì thường ăn bớt thức ăn béo. Điều này giúp làm giảm huyết áp và duy trì cân nặng hợp lý. Những thực phẩm giàu sterol thực vật như bơ thực vật, sữa chua cũng có thể giúp làm giảm cholesterol xấu.

4. Chọn thực phẩm từ biển

Nên ăn cá 2 lần/ tuần bởi cá chứa ít chất béo bão hòa và giàu chất béo omega-3. Axit béo omega-3 giúp cơ thể giảm lượng triglyceride (một loại chất béo trong máu), đồng thời cũng làm hạ cholesterol, làm chậm sự phát triển của các mảng bám ở thành động mạch. Một số loại cá tốt cho sức khỏe như: cá hồi, cá ngừ, cá mòi,…

5. Chất béo không bão hòa giúp bảo vệ tim mạch

Mỗi chúng ta đều cần một lượng chất béo mỗi ngày: khoảng 25 – 35% tổng lượng calo hàng ngày. Để tăng cường lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, tim mạch, bạn nên chọn ăn các loại dầu hạt cải, dầu oliu, dầu hướng dương giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Bạn không nên ăn nhiều các loại dầu bơ, dầu cọ và các chất béo trans làm tăng cholesterol xấu.

6. Ăn nhiều đậu, ít tinh bột

 

Ảnh minh họa

Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, các loại đậu có nhiều chất xơ và ít làm tăng lượng đường trong máu. Chúng giúp cơ thể bạn giảm cholesterol và làm chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Ngược lại, cacborhydrate khác có trong gạo trắng, bột mì trắng và bánh ngọt… làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, khiến ta thấy đói sớm hơn làm ta ăn nhiều, gây áp lực lên tim mạch.

7. Nên vận động mỗi ngày

30 phút vận động mỗi ngày hoặc mỗi tuần có 3 lần vận động mạnh trong 20 phút cũng giúp giảm cholesterol HDL xấu, tăng cholesterol HDL tốt và giảm khả năng tắc động mạch. Bạn nên chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập erobic, yoga. 

8. Hãy lao động chân tay tại nhà

Nhiều người ngại tập thể dục hoặc không có thời gian tập. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp vận động vào công việc và giải trí hàng ngày. Làm vườn, khiêu vũ, leo cầu thang bộ, thậm chí làm việc nhà cũng đều có lợi như tập thể dục vậy.

9. Cảnh giác khi đi ăn nhà hàng

Rất có thể bao nhiêu công lao quyết tâm ăn thực đơn lành mạnh tại nhà sẽ bị phá vỡ khi đi ăn bên ngoài. Thức ăn tại nhà hàng, quán ăn bên ngoài có thể chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối và giàu năng lượng. Dưới đây là những lời khuyên khi đi ăn nhà hàng:

- Chọn món luộc, hấp, nướng và tránh món xào, rán.

- Để nước chấm, nước xốt bên cạnh món ăn, tránh trộn cùng món ăn nhằm giảm lượng muối.

- Hỏi kỹ về lượng thức ăn trong mỗi đĩa, bát trong thực đơn để tránh ăn quá nhiều. 

- Xem kỹ nhãn thức phẩm ăn ít cholesterol.

- Cảnh giác với thực phẩm ghi “0g cholesterol” vẫn có thể làm tăng cholesterol xấu.

10. Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng

 

Ảnh minh họa

Stress có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Làm giảm stress bằng các bài tập thư giãn, thiền, yoga. Các bài tập lôi cuốn sự tập trung, chú ý của người tập vào việc thở của bản thân. Hít thở sâu không khí trong lành là vũ khí đơn giản mà hiệu quả giúp chống stress.

11. Kiên quyết giảm cân khi bạn béo

Giảm cân là một trong những phương pháp phòng bệnh tim mạch. Béo phì có nguy cơ mắc cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường type 2. Các bệnh này có thể làm tổn thương động mạch, khiến cholesterol dễ tạo thành mảng bám thành động mạch. Giảm cân, nhất là giảm mỡ bụng giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

12. Tuân thủ hưỡng dẫn của bác sĩ

Kiểm soát lượng cholesterol trong máu là một quá trình lâu dài, cần định kỳ đi khám sức khỏe và tuân thủ lời khuyên, hưỡng dẫn của thầy thuốc về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thệ dục. Khi cần hãy thảo luận với bác sĩ để chọn cách phù hợp nhất giúp hạ cholesterol máu hiệu quả và giữ cho cơ thể mạnh khỏe.

Theo Thầy thuốc Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm