Sỏi mật tức là đường dẫn mật có sỏi. Đường dẫn mật bao gồm các đường mật trong gan, ngoài gan, ống mật chủ và túi mật. Túi mật gồm có cổ và thân. Một người nào đó có thể bị sỏi mật ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của đường mật.
Nguyên nhân
Mật do gan sản xuất ra. Vì vậy, đường dẫn mật bắt nguồn từ trong gan đi ra ống mật chủ, đa phần dịch mật tích trữ vào túi mật và bài tiết dần xuống ruột qua bóng Vater xuống tá tràng (nơi lỗ đổ của ống mật chủ và ống tụy chính xuống tá tràng).
Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi mật. Sỏi mật sẽ được hình thành khi có sự mất cân bằng giữa các thành phần này. Trong khi đó, chất cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan được trong muối mật.
Chừng nào có sự gia tăng số lượng cholesterol làm mất khả năng hòa tan đó sẽ dẫn tới hình thành sỏi mật (sỏi cholesterol). Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của sỏi mật, sẽ xảy ra khi có các bệnh lý tại gan (suy giảm chức năng gan) hoặc cung cấp quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày.
Nếu suy giảm chức năng gan, sẽ tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc ngược lại quá ít lecithin và axít mật, khi đó cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần kết tụ lại thành sỏi.
Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày, cũng sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol ở trong dịch mật và tạo nên sỏi.
Ngược lại, số lượng cholesterol bình thường nhưng số lượng muối mật bị suy giảm vì một lý do nào đó (viêm nhiễm đường mật...) cũng làm cho sự hòa tan của cholesterol ảnh hưởng, lúc đó sự hình thành sỏi mật do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật xảy ra.
Một số nguyên nhân khác như: bệnh của đường ruột (viêm ruột mạn tính, bệnh lý hồi tràng…) sẽ làm giảm hấp thu các axít mật, hoặc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật (vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol và giảm sự co bóp của túi mật).
Song song với sự gia tăng cholesterol làm xuất hiện sỏi mật, nếu có quá nhiều bilirubin ở trong dịch mật cũng sẽ hình thành sỏi mật. Các nhà khoa học còn đề cập đến nguyên nhân do giảm vận động đường mật (ngồi nhiều, ít vận động cơ thể ở người lái xe chuyên nghiệp, cán bộ văn phòng, người cao tuổi…) khiến cho dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi.
Hoặc sỏi mật có thể do chế độ ăn kiêng khem quá mức, hoàn toàn vắng mặt chất béo trong một thời gian dài làm giảm các cơn co bóp của túi mật hoặc do nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày hoặc do viêm túi mật mạn tính hoặc thường xuyên sử dụng thuốc làm giảm co bóp cơ trơn như atropin, papaverin (bệnh dạ dày, bệnh gan mật, sỏi tiết niệu…). Tất cả những việc đó đều có thể làm giảm chức năng co bóp của túi mật dẫn đến hình thành sỏi mật.
Ngoài ra, còn có khá nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy hình thành sỏi mật như do tuổi tác (tuổi càng cao khả năng hình thành sỏi mật càng dễ) hoặc do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), béo phì hoặc do táo bón kéo dài (gặp nhiều ở người cao tuổi do ngại uống nước, ít ăn rau, ít vận động cơ thể).
Táo bón kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột phát triển và chúng đi ngược lên tá tràng chui vào đường dẫn mật gây viêm nhiễm, lắng đọng muối mật, cholesterol, từ đó sẽ hình thành sỏi mật. Nên lưu ý, giun chui ống mật là một nguyên nhân đáng kể hình thành sỏi mật. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng, không có một yếu tố chắc chắn nào gây nên sỏi mật, mà nó có thể được hình thành bởi sự phối hợp của nhiều nguyên nhân.
Siêu âm là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh điển hình sẽ có đau bụng đột ngột, dữ dội xuất hiện. Vị trí đau là vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị lêch sang phải, lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau bụng làm cho người bệnh lăn lộn trên giường, cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, hoặc vùng thượng vị lệch phải và lan lên ngực rất dễ nhầm với hội chứng dạ dày.
Trường hợp có nhiễm trùng đường mật sẽ xuất hiện sốt cao, có thể có rét run nhưng đôi khi chỉ sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài, nhất là ở người tuổi cao, sức yếu do phản xạ đã kém. Khi bị tắc đường mật trong hoặc ngoài gan sẽ có vàng da, niêm mạc (lưỡi, mắt…). Vàng da có thể nhẹ (tắc ít) hoặc vàng đậm do tắc mật nặng tùy theo mức độ mật bị tắc ít hay nhiều. Thông thường ba triệu chứng đau, sốt, vàng da xuất hiện một cách tuần tự.
Để chẩn đoán bệnh, ngoài ba triệu chứng điển hình (đau, sốt, vàng da), cần xét nghiệm công thức máu (bạch cầu tăng cao), xét nghiệm sinh hóa gan mật (bilirubin tăng cao), xét nghiệm nước tiểu. Bên cạnh đó cần siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Riêng sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán đồng thời rẻ tiền và nhanh chóng có kết quả.
Biến chứng do sỏi mật
Biến chứng đáng lo ngại nhất là viêm đường dẫn mật, trong đó viêm túi mật cấp hoặc vỡ túi mật do sỏi là nguy hiểm hơn cả, bởi vì, nếu vỡ túi mật, không phát hiện và xử trí kịp thời có thể thấm mật phúc mạc gây viêm phúc mạc - mật rất nguy hiểm đến tính mạng (sốc nhiễm trùng). Sỏi đường dẫn mật có thể gây thủng, sỏi vào tụy tạng, ruột non diễn biến rất phức và nguy kịch.
Nguyên tắc điều trị
Khi nghi ngờ bị sỏi mật cần đi khám bệnh để được xác định trên cơ sở các kết quả thu được, bác sĩ sẽ có hướng điều trị. Điều trị sỏi mật trước tiên là điều trị nội khoa (dùng thuốc), ngay cả khi có viêm nhiễm đường mật, nhất là đối với người cao tuổi, sức khỏe yếu. Nếu điều trị nội khoa không khỏi, có thể phải hội chẩn để điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) nhằm hạn chế biến chứng. Ngày nay, mổ lấy sỏi mật bằng phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để không bị sỏi mật, cần ăn uống hợp vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt, vệ sinh môi trường sạch sẽ là góp phần đáng kể ngăn ngừa mắc các bệnh về đường ruột và bệnh sỏi mật. Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn mỡ động vật và các loại thực phẩm có khả năng làm tăng mỡ máu (thịt đỏ, tôm, mỡ, phủ tạng động vật…). Nên vận động cơ thể đều đặn hàng ngày, tránh ngồi lâu. Nếu bị mỡ máu cao cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Khi đã xác định mắc bệnh sỏi mật cần điều trị tích cực theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự động bỏ thuốc hay thay thuốc, không được tự mua thuốc để điều trị và cần tái khám theo lời dặn của bác sĩ. Khi thấy có điều bất thường cần đi khám bệnh ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.