Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau sinh bao lâu có thể "yêu" trở lại?

Sau khi sinh, quan hệ tình dục quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho cả hai giới. Vậy thời điểm nào làm "chuyện ấy" là phù hợp?

"Chuyện ấy" của phụ nữ có thể thay đổi sau sinh.

Sau khi sinh bao lâu có thể quan hệ tình dục?

Nhiều người thường thắc mắc "sau sinh nên đợi bao lâu có thể quan hệ trở lại?". Thực tế chưa có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Lý do là vì khả năng chữa lành của mỗi người thường khác nhau.

Theo tiến sĩ Adi Davidov, phó chủ tịch Khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Staten Island, New York (Mỹ), hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí Y học tình dục (The Journal of Sexual Medicine) cho biết, việc mang thai và sinh nở tạo ra những thay đổi về mặt sinh học, tâm lý và xã hội ở phụ nữ. Thiếu ngủ, thay đổi ngoại hình và các vấn đề về tiết niệu là những yếu tố có thể góp phần làm thay đổi chức năng tình dục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 89% phụ nữ tiếp tục hoạt động tình dục trong vòng 6 tháng sau khi sinh con. Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục có thể dao động từ 41% đến 83% sau 2-3 tháng sau sinh và 64% sau 6 tháng sau sinh.

Sự thoải mái và sẵn sàng của bạn cho việc quan hệ sau sinh là rất quan trọng. Hãy luôn ưu tiên những gì bạn cảm thấy phù hợp với mình và đối tác.

Quan hệ tình dục sau khi sinh có gì khác biệt?

Tiến sĩ Adi Davidov cho biết: "Sau khi sinh con, âm đạo phụ nữ thường bị kéo căng hoặc thay đổi nếu sinh mổ. Sự thay đổi này đôi khi có thể nhận thấy rõ ràng trong quá trình quan hệ. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh thường có cảm giác khô âm đạo".

Theo Mayo Clinic (một trong những bệnh viện lớn nhất tại Mỹ), việc mang thai, chuyển dạ và sinh con qua đường âm đạo có thể dẫn đến căng hoặc có khả năng gây tổn thương cho các cơ sàn chậu, bàng quang, ruột non, trực tràng...

Lời khuyên giúp quan hệ tình dục tốt hơn sau khi sinh

Sau khi chào đón em bé, việc tìm cách kết nối lại sự thân mật với bạn đời cần phải điều chỉnh. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra khác biệt lớn giúp cho "chuyện ấy" trở nên hòa hợp và thoải mái hơn.

Đầu tiên, cải thiện tình trạng khô âm đạo bằng chất bôi trơn. Tiến sĩ Adi Davidov gợi ý, bạn nên dùng chất bôi trơn khi quan hệ. Ngoài ra, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau khi làm "chuyện ấy", vì họ có thể đưa ra các lựa chọn điều trị tốt nhất.

Việc sắp xếp thời gian dành riêng cho "chuyện ấy" cho phép bạn và đối tác tập trung vào nhau. Bạn nên thư giãn, thực hiện chậm rãi và trao đổi cởi mở với đối tác của mình về những gì cảm thấy dễ chịu. Tham khảo các lựa chọn thay thế như massage hoặc quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể làm tăng thêm sự khoái cảm.

Những điều cần biết về ngừa mang thai sau sinh

Khả năng mang thai vẫn còn trong những tuần sau khi sinh con. Nếu quan hệ tình dục là một phần trong cuộc sống của bạn thì cần cân nhắc việc phòng ngừa mang thai, trừ trường hợp bạn sẵn sàng mang thai lần nữa.

“Tôi khuyên bạn nên kiểm soát sinh sản ngay khi bắt đầu hoạt động tình dục sau khi sinh. Về mặt lý thuyết, một người phụ nữ có thể mang thai ngay sau 6 tuần sau khi sinh con", tiến sĩ Adi Davidov nói.

Trung tâm Y tế Tây Nam UT (UT Southwestern Medical Center) gợi ý một số lựa chọn ngừa thai sau sinh, bao gồm: Tiêm Depo Provera (thuốc tổng hợp tương tự progesterone, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt) kéo dài khoảng 3 tháng, thiết bị tránh thai có thể đảo ngược kéo dài (Long acting reversible contraception - LARC) có hiệu quả lên đến 10 năm và thắt ống dẫn trứng để có giải pháp lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: "Chuyện ấy" sau sinh mổ, sinh thường - khi nào là hợp lý?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm