Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 3)

Từ "bão" máu cho đến phổi tổ ong, dưới đây là góc nhìn về tác động của COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể.

Thận: Tất cả đều liên quan tới nhau

Đúng vậy, cả thận cũng bị vướng vào sự hỗn độn này. 6% các bệnh nhân SARS – và ¼ số bệnh nhân MERS – bị suy thận cấp. Các nghiên cứu đã cho thấy điều tương tự cũng xảy ra với COVID-19. Đây có thể là một đặc điểm không phổ biến trong các bệnh gây ra bởi corona virus, nhưng lại là một đặc điểm chết người. Theo một nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí Kidney International, có tới khoảng 91.7% những người mắc SARS có suy thận cấp đều tử vong.

Cũng giống như gan, thận cũng có chức năng lọc máu. Mỗi thận có đến khoảng 800.000 đơn vị chức năng. Các đơn vị chức năng này gồm hai phần chính: một bộ lọc để lọc máu và hệ thống đường ống để đưa các dưỡng chất trở lại cơ thể hoặc đưa các chất thải xuống bàng quang. Hệ thống đường ống này chính là phần dễ bị tổn thương bởi các virus corona nhất. Sau đợt dịch SARS, WHO báo cáo đã tìm thấy virus trong các ống thận, làm các ống thận bị viêm.

Không khó để tìm thấy virus trong các hệ thống đường ống trong cơ thể nếu các virus đã ở trong máu. Do chức năng của thận là liên tục lọc máu, đôi khi các virus có thể bị giữ lại ở các đường ống ở thận, dẫn gây ra các tổn thương nhẹ. Các tổn thương đó có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng nếu virus có thể xâm nhập vào các tế bào tại đó và bắt đầu sinh sôi. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy các virus SARS đã sinh sôi bên trong thận. Điều này có thể có nghĩa rằng những người bị tổn thương thận cấp có thể là do nhiều nguyên nhân, bao gồm huyết áp thấp, nhiễm trùng huyết, thuốc, hoặc các rối loạn về chuyển hóa. Trong đó, nhiều ca bệnh nặng dẫn đến suy thận đã cho thấy dấu hiệu của – chắc bạn cũng đoán được rồi – “cơn bão” cytokine.

Suy thận cấp đôi khi cũng được gây ra bởi kháng sinh, suy đa tạng, hoặc do phải nằm máy thở quá lâu. Tất cả đều có liên quan đến nhau.

Mang thai và virus corona?

Đã có trường hợp các bác sĩ tại một bệnh viện ở Vũ Hán thông báo rằng có 2 trẻ sơ sinh dương tính với virus corona, một trong số đó nhiễm virus chỉ trong vòng 30 tiếng kể từ khi sinh. Theo lẽ thường, thông báo này sẽ làm rấy lên câu hỏi rằng liệu em bé có thể nhiễm bệnh ngay từ trong bụng mẹ hay không hoặc liệu virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và cho con bú hay không?

Tuy nhiên, hãy dừng tại đây đã. Dù đã có những ca bệnh là phụ nữ mang thai nhưng con đường lây truyền từ mẹ sang con đều chưa được quan sát thấy ở cả SARS và MERS. Hơn nữa, có nhiều con đường khác để một trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus corona, ví dụ như được sinh tại một bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus corona.

Thực tế, một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet đã đưa ra các bằng chứng sơ bộ cho việc virus corona không thể lây từ mẹ sang con. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã quan sát trên 9 phụ nữ mang thai mắc COVID-19. Một vài người có xuất hiện biến chứng thai kì, nhưng tất cả các ca đều sinh con khỏe mạnh và con không có dấu hiệu bị nhiễm virus.

Nghiên cứu này không loại bỏ hoàn toàn khả năng lây truyền virus từ mẹ sang con, tuy nhiên nghiên cứu này nhấn mạnh việc cần phải cẩn trọng khi đưa ra và phát tán những nghi ngờ về COVID-19. Cần phải có thêm các bằng chứng xác về sự lây nhiễm Virus từ mẹ sang con trước khi công bố chính thức, cũng như khuyến nghị đối phó với bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 1, 2)

 

Theo National Geographic
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm