Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bé yêu phát triển thế nào trong bụng mẹ?

Bạn có tò mò đứa trẻ lớn lên như thế nào trong bụng mẹ, bé trông như thế nào hay khi nào thì bé chuyển động? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sự phát triển của em bé qua 9 tháng nhé.

Bé yêu phát triển thế nào trong bụng mẹ?

Thụ thai

Quá trình thụ tinh xảy ra khi tinh trùng gặp và xâm nhập vào bên trong trứng. Tại thời điểm này, các cấu trúc di truyền là hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính của em bé. Trong vòng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh được phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào tử cung và gắn vào thành tử cung. Rau thai cũng bắt đầu được hình thành để nuôi dưỡng em bé.

4 tuần

Tại thời điểm này, thai nhi đang phát triển các cấu trúc mà sau này sẽ hình thành mặt và cổ. Tim và mạch máu tiếp tục phát triển. Phổi, dạ dày và gan cũng bắt đầu hình thành. Một que thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính.

8 tuần

Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 1 cm. Mi mắt và mắt hình thành, bạn cũng có thể nhìn thấy chóp mũi của bé. Cánh tay và chân cũng xuất hiện. Các ngón tay và ngón chân mọc dài hơn và rõ ràng hơn.

12 tuần

Thai nhi dài khoảng 5 cm và bắt đầu tự chuyển động. Bạn có thể thấy đáy tử cung ở trên xương chậu. Bác sĩ có thể nghe thấy tim thay bằng một dụng cụ đặc biệt. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu rõ ràng hơn.

16 tuần

Thai nhi có kích thước khoảng 10,9-11,7 cm và nặng khoảng 99 gam. Bạn có thể cảm thấy đáy tử cung dưới rốn khoảng 7,6 cm. Em bé đã có thể nháy mắt và tim, mạch máu đã phát triển hoàn thiện, ngón tay và ngón chân có vân.

20 tuần

Thai nhi nặng khoảng 25,4 gam và dài hơn 15 cm một chút. Tử cung của bạn phát triển ngang rốn. Em bé có thể mút ngón cái, há miệng, căng da và hình thành nên nét mặt. Rất nhanh chóng, bạn đã có thể cảm nhận được cử động của thai nhi mà người ta gọi là “thai máy”.

Thời điểm để siêu âm

Siêu âm thường được tiến hành ở tất cả những phụ nữ mang thai 20 tuần. Khi siêu âm lần này, bác sĩ sẽ đánh khá sự phát triển của thai nhi cũng như vị trí và kích thước bánh rau. Bạn có thể nhìn thấy tim đập, các cử động của tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể của bé trên siêu âm. Bạn cũng có thể biết được giới tính của thai nhi ở thời điểm 20 tuần.

24 tuần

Em bé có cân nặng khoảng 630 gam và đáp ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể thấy bé chuyển động mạnh nếu bé bị nấc. Với tai trong phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được sự lộn ngược trong tử cung.

28 tuần

Bé có cân nặng khoảng 1070 gam và thay đổi vị trí thường xuyên trong tử cung. Nếu bạn sinh non tại thời điểm này, bé sẽ có cơ hội để sống sót. Hãy hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo sinh non. Đây cũng là thời điểm bạn nên đăng kí các lớp học trước sinh. Các lớp học này chuẩn bị cho nhiều khía cạnh của việc sinh nở, bao gồm cả chuyển dạ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

32 tuần

Thai nhi nặng khoảng 1800 gam và thường xuyên chuyển động xung quanh. Da của em bé có ít nếp nhăn hơn và lớp mỡ dưới da bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này em bé đã đạt được một nửa trọng lượng khi sinh. Bạn hãy hỏi bác sĩ về biểu đồ chuyển động của thai nhi như thế nào, cũng như nghĩ về việc cho con bú. Sữa non có thể xuất hiện khi vú bắt đầu tiết sữa. Hầu hết các phụ nữ đều đến gặp bác sĩ 2 tuần/ lần trong giai đoạn này.

36 tuần

Thai nhi có thể có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng thai nhi trong bụng mẹ, và di truyền từ cha mẹ. Vì vậy tỉ lệ tăng trưởng của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Trung bình ở giai đoạn này, một bé gái dài khoảng 47 cm và nặng gần 2700 gam. Bộ não phát triển nhanh chóng và phổi gần như trưởng thành hoàn toàn. Tại thời điểm này, đầu của em bé thường hướng phía dưới khung chậu. Bạn sẽ sinh đủ tháng khi bé được 37-42 tuần.

Chào đời

Thời gian mang thai của bạn kết thúc khi được 40 tuần. Ngày dự kiến sinh được tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng, và thời gian mang thai thường kéo dài từ 38-42 tuần và xoay quanh khoảng 40 tuần. Một số trường hợp có thể sinh non hoặc già tháng sau 42 tuần. Tuy nhiên, tính ngày có thể không chính xác. Vì lí do an toàn nên các em bé thường được sinh ra trước 42 tuần. Đôi khi các bác sĩ cần kích thích chuyển dạ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sàng lọc di truyền trước sinh: Lợi ích và nguy cơ

Bs.Trần Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm