Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

PrEp theo tình huống- Thêm một lựa chọn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PrEP -Sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả dự phòng nhiễm HIV đến 96-99% nếu tuân thủ điều trị. Có thể dùng PrEp hàng ngày và PrEp theo tình huống…

Ngoài khuyến cáo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV sử dụng hàng ngày, năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo mới về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống (ED-PrEP) trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Khác với sử dụng PrEP hàng ngày, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống là người có hành vi nguy cơ cao sử dụng PrEP mỗi khi có hành vi nguy cơ.

Thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống về bản chất cũng là thuốc kháng vi rút có thành phần là TDF/FTC hoặc TDF/3TC như PrEP hàng ngày. Tuy nhiên uống liền 2 viên cho liều đầu tiên trong vòng từ 2-24h trước khi quan hệ tình dục và uống viên thứ 3 sau liều đầu 24h và uống viên thứ 4 sau liều đầu 48h. Những ngày tiếp theo nếu có quan hệ tình dục, người sử dụng ED-PrEP có thể tiếp tục uống 1 viên mỗi ngày và ngừng uống sau lần quan hệ tình dục cuối cùng 2 ngày.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ED-PrEP là an toàn và hiệu quả cao trong giảm nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), những người nam quan hệ tình dục đồng giới thấy ED-PrEP tiện lợi hơn PrEP. Đặc biệt ở những người có quan hệ tình dục không thường xuyên (ví dụ trung bình dưới 2 lần/tuần)…

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia nên cân nhắc đưa ED-PrEP vào hướng dẫn quốc gia. Bộ Y tế Việt Nam đã cập nhật khuyến cáo này vào Hướng dẫn quốc gia điều trị HIV/AIDS từ năm 2019 và hiện nay ED-PrEP đã được cung cấp tại các tỉnh thành, phố lớn của Việt Nam.

Theo WHO, ED-PrEP không khuyến cáo sử dụng cho các quần thể khác như phụ nữ mại dâm, người chuyển giới nữ và nam có quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn với phụ nữ vì chưa có đủ bằng chứng khoa học; Nghiên cứu về dược học của Tenofovir ở đường sinh dục nữ cho thấy ED-PrEP có thể không đủ để bảo vê vệ hoàn toàn cho phụ nữ; Có sự tương tác giữa PrEP và liệu pháp hooc môn nữ ở người chuyển giới nữ, do vậy phụ nữ chuyển giới nên thận trọng với ED-PrEP.

Cần lưu ý, dù sử dụng PrEP hàng ngày hoặc ED-PrEP cũng chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không dự phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Lậu, Giang mai, Viêm gan B, C... Do vậy bên cạnh PrEP, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo mọi người nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã dùng PrEP.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Thu Hương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

  • 22/04/2024

    Trà dành cho hội chứng ruột kích thích

    Uống trà thảo dược có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hoá mạn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy hoặc táo bón.

Xem thêm