Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nhân tố giúp con người đề kháng với HIV

Phát triển một liều chủng ngừa HIV là một thách thức cam go trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đang xác định được những nhân tố chủ chốt nhằm cho phép một số người có thể “ức chế” HIV.

Nghiên cứu các cách thức mà HIV tấn công cơ thể người, làm suy yếu hệ miễn dịch, có thể dẫn đến những liệu pháp đặc trị mới hoặc tìm ra các loại chủng ngừa HIV. Điều này nếu thành công có thể giúp phòng ngừa và điều trị lây nhiễm bệnh.

Nghiên cứu từ 2 nhóm bệnh nhân tự kiểm soát lây nhiễm HIV

Các nhà nghiên cứu tin rằng, họ có thể xác định được những điểm quan trọng trên bề mặt của HIV - nơi mà hệ miễn dịch có thể tấn công ngược lại virut này. Cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu Ragon - một liên kết hợp tác của nhiều chi nhánh khác nhau của Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts (MIT) hiện đã được trình bày trên một công trình nghiên cứu mới đăng tải trên tờ Khoa học (Science). Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên 2 nhóm: Những người có khả năng kiểm soát được sự lây lan của HIV một cách tốt hơn và các bệnh nhân kiểm soát trung bình.

Nhóm bệnh nhân được gọi là “Nhóm kiểm soát virut” chiếm không đầy 5% so với những người bị nhiễm HIV nhưng có thể giữ virut trong máu của họ dưới 2.000 bản sao/millilit máu trong suốt nhiều năm, đôi khi là suốt nhiều thập kỷ mà không cần uống thuốc kháng virut. Nhóm bệnh nhân thứ hai được gọi là “Nhóm kiểm soát ưu tú” chiếm không đầy 0,5% những người mang HIV, họ thậm chí còn kiểm soát miễn dịch mạnh hơn và có thể ức chế virut dưới mức bị phát hiện (50 bản sao/millilit máu).

cac-nhan-to-giup-con-nguoi-de-khang-voi-hiv-1

Quét vi điện tử của HIV-1 (các chấm màu sáng) vừa nảy ra từ lympho nuôi cấy (một loại tế bào bạch cầu).

HIV lây lan rất nhanh và làm chết các tế bào hệ miễn dịch, khiến cho bệnh nhân có nguy cơ dễ bị tổn thương cao đối với những chứng lây nhiễm phổ biến nhất sau khoảng 10 năm nếu không được dùng thuốc kháng virut. Viện nghiên cứu Ragon đã xác định được khoảng 1.800 cá thể kiểm soát virut trong vòng 15 năm tìm kiếm trên khắp toàn cầu. Nghiên cứu trước đó đã xác định được các mô hình kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA) - là những chỉ dấu dựa trên di truyền ngay trên bề mặt các tế bào điều khiển chức năng hệ miễn dịch - liên kết với cơ chế tăng cường sự bảo vệ chống lại HIV. Nhưng các chỉ dấu HLA chỉ giải thích khoảng 20% tổng hiệu ứng, trong khi đó, chỉ dấu HLA cụ thể có thể làm tăng cường tỷ lệ đánh cược cho người có thể kiểm soát HIV, nó không giúp được hết trong khoảng 1/3 số bệnh nhân.

Hy vọng tìm ra thuốc chủng ngừa tạo ra cơ chế miễn dịch

Nghiên cứu mới đã thẩm tra về cấu trúc của chính bản thân HIV, chỉ ra những phần cụ thể của nó nhắm mục tiêu vào hệ miễn dịch để cố gắng giải thích lý do tại sao mà một số người lại có khả năng chống lại sự lây lan của HIV. Nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Ragon đã khai thác vào Ngân hàng dữ liệu chất đạm (PDB), một kho dữ liệu với các cấu trúc 3 chiều của những phân tử chất đạm gồm từ 12 trong số 15 chất đạm để định hình nên con virut HIV. Bằng cách dùng mô hình toán học, các nhà nghiên cứu đã xác định được nên những cái nút trong số lượng các chất đạm lớn nhất sẽ kết hợp lại để tạo nên hình dạng virut. Sự phức tạp của những điểm nối vật lý này có nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào đối với những cái dây nút cũng cho ra những tác động quan trọng nhất về chức năng của con virut.  HIV có thể đột biến ở một số điểm nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hệ miễn dịch mà không ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của virut.

Kế đó, nhóm nghiên cứu đã quan sát nơi mà các tế bào CD8 T (một phần then chốt của hệ miễn dịch) nhắm vào HIV. Các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào CD8 T của nhiều người chỉ bắn ngẫu nhiên vào HIV, thường đánh vào các phần của virut mà có thể dễ dàng đột biến để chặn cuộc tấn công. Nhưng các tế bào CD8 T của “Nhóm kiểm soát virut” và “Nhóm kiểm soát ưu tú” đều tập trung cuộc tấn công vào các nút kết nối nơi mà virut HIV ít có khả năng đột biến và như thế sẽ làm chậm cuộc tấn công của virut HIV lên hệ miễn dịch. Việc xếp hạng các nút bằng những liên kết với chất đạm của chúng và các tế bào cụ thể trên virut nhắm vào hệ miễn dịch có thể tạo ra một “điểm võng”. Nếu điểm võng cao hơn thì các tế bào CD8 T cũng thành công trong việc kiểm soát lây nhiễm HIV - cấu trúc HLA dường như không quan trọng. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những phiên bản HIV mà có thể đột biến ở những nút quan trọng và cố gắng lây nhiễm các đường dẫn tế bào, cùng cách mà virut HIV sẽ lây lan thông qua bệnh nhân. Nhưng các đột biến làm suy yếu đáng kể khả năng của virut trong việc lây nhiễm và sao chép các tế bào.

Các nhà khoa học của công trình này tin rằng những phát hiện mới mẻ này có thể sẽ mang một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ra các thuốc chủng ngừa tế bào T. Phát triển chủng ngừa gây nhiều tranh cãi trong số các nhà nghiên cứu HIV. Bởi vì phần lớn nghiên cứu chủng ngừa HIV hiện tại đang chú trọng vào các kháng thể - một phần quan trọng khác của hệ miễn dịch - hơn là tập trung vào các tế bào T nhằm tạo ra cơ chế bảo vệ miễn dịch chống lại lây nhiễm. Nếu thực sự cách tiếp cận này tạo ra một bản đồ tốt hơn về những mục tiêu tấn công HIV thì nó vẫn còn là bước đầu tiên nhưng khá quan trọng. Bước kế tiếp là tìm ra cách để sản xuất và phân phối các tế bào CD8 T cho những mục tiêu kể trên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV

Văn Chương - Theo Sức khỏe & Đời sống/smithsonianmag
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm