Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách lựa chọn giày thể thao thích hợp khi tập luyện

Khi chọn giày để tập luyện, nhiều người chỉ quan tâm đến kích cỡ, chất liệu, kiểu dáng mà không để ý rằng, mỗi loại giày được thiết kế phù hợp với từng loại hình thể thao khác nhau.

Nếu bạn đã từng đến hiệu giày thể thao, bạn sẽ thấy hằng hà sa số các loại giày được bày bán. Sự đa dạng này phục vụ cho nhiều hình thức luyện tập khác nhau.

Đôi giày phù hợp với tôi là gì? Câu trả lời tùy thuộc vào loại hình luyện tập hoặc các hoạt động cũng như tần suất luyện tập. Nếu bạn tham gia bất kì hoạt động thể thao đặc thù nào tối thiểu 2 đến 3 lần một tuần, chắc chắn bạn cần một đôi giày thể thao rất "đặc biệt" cho môn thể thao đó.

Dưới đây là vài gợi ý để bạn lựa chọn giày thể thao phù hợp nhất cho mình.  

Đi bộ và tập thể dục thẩm mĩ

Phần lớn mọi người tập thể dục nói chung, bao gồm đi bộ, tập luyện ở phòng gym hoặc thể dục theo nhóm. Trong trường hợp này, hãy chọn giày nhẹ và đế mỏng hơn so với giày chạy một chút. Giày có phần nửa trước cần dẻo dai hơn, phần lớn đệm và lót sẽ nằm ở phần gót.

Điều quan trọng cần lưu ý là không sử dụng giày này để chạy vì bạn cần nâng đỡ bàn chân nhiều hơn khi chạy.

Chạy

Nếu bạn mới tập chạy, thay vì bắt đầu bằng đôi giày cũ tìm thấy trong nhà, tốt nhất là mua một đôi giày mới vì giày có xu hướng bị mất độ cứng và độ nâng đỡ sau một khoảng thời gian.

Khi chạy là một hoạt động tập luyện thường xuyên của bạn, đôi giày chính là khoản đầu tư hiệu quả nhất. Chi tiền cho đôi giày phù hợp sẽ tránh được nguy cơ về chấn thương, mất thời gian, đau đớn và chi phí hồi phục sau chấn thương.

Nếu chân bạn có bề ngang rộng

Một điều cần lưu ý khi mua giày là một số nhãn hàng có cả phiên bản rộng và hẹp chiều ngang cho cùng một size chân. Hãy để ý xem loại giày bạn định mua có lựa chọn này hay không hoặc thử sang các nhãn hàng khác nhau. Chẳng hạn, cùng là size 8 nhưng kích cỡ nhãn hàng này có thể khác nhãn hàng kia.

Hãy bỏ thời gian để lựa chọn giày phù hợp và tốt nhất là hãy đi thử vào chân, bạn cần cảm thấy thoải mái, không bị bó chặt ở bề ngang hay bề dày của đôi giày.

Nếu bạn thừa cân

Nếu bạn thừa cân, hãy tìm giày có đệm dày hơn, tránh kiểu giày tối giản hay giày có rất ít đệm. Nếu không chọn được, hãy hỏi loại giày chạy trung tính/bình thường ở cửa hàng. Bạn sẽ không cảm thấy quá bất tiện với một đôi giày loại trung. Nhưng lưu ý là giày nên cứng trừ phần mũi chân và tổng thể không được quá nặng.  

Vấn đề về kích cỡ

Đôi giày chạy đúng kích có nghĩa là khi bạn đi vào sẽ có khoảng trống khoảng 1 cm (bằng với độ rộng ngón trỏ) giữa ngón chân dài nhất và điểm tận cùng của mũi giày.

Hãy thử giày với loại tất bạn thường đi (về độ dày, về kích thước tất…) và đảm bảo giày đi vẫn thoải mái. 

Đổi giày

Một điều cũng rất quan trọng là thay đổi giày sau một thời gian sử dụng. Theo quy tắc thông thường, hãy mua một đôi giày mới sau khi chạy 500 đến 750 km. Đôi giày có thể trông vẫn ổn, ít khi bị lỗi, rách, thậm chí đế giày vẫn tốt. Tuy nhiên, giày không còn đủ khả năng hỗ trợ cần thiết để bạn có thể chạy tốt. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu hoặc đau ở chân trong khi chạy nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng chúng.

Nếu bạn không thường xuyên chạy nhiều và không bao giờ đạt quãng đường chạy như trên trong một năm, tốt nhất vẫn nên đổi giày tối thiểu một năm một lần. Mua một đôi giày mới và dùng đôi cũ để tập gym hay các hoạt động khác không phải chạy.

Các môn thể thao đặc thù

Nếu bạn tham gia các môn thể thao như tennis, bóng rổ v.v… tốt nhất là mua một đôi giày phù hợp với riêng môn thể thao đó.

Điều cần lưu ý là, giày chạy thiết kế cho các tư thế chạy nhưng không hỗ trợ chuyển động bên/ngang vì vậy không có tính ổn định ở hai bên. Trong khi đó, tính ổn định ở hai bên rất quan trọng trong các môn thể thao như tennis và bóng rổ. Bạn sẽ dễ bị bong gân hoặc các chấn thương khác nếu sử dụng giày chạy cho các hoạt động thể thao này. Phần lớn giày bóng rổ được thiết kế để hỗ trợ nhiều hơn xung quanh mắt cá chân để ngăn ngừa bong gân v.v…

Đạp xe

Nếu bạn thường xuyên đạp xe, nhiều khả năng bạn cần sử dụng đòn chêm. Nếu bạn không cần sử dụng đòn chêm hoặc mới tham gia đạp xe tập luyện, dùng giày chạy bình thường là đủ.

Điều mấu chốt cần lưu ý là khi bạn dùng giày chạy mà không dùng đòn chêm, khó có thể kiểm soát vị trí đặt chân lên pedal và chân có thể trượt sang vị trí sai (vị trí lý tưởng là phần trước của chân, trước gan bàn chân và sau ngón chân, đặt lên pedal, ngón chân chỉ về phía trước và cùng đường thẳng với pedal). Phần lớn chúng ta có xu hướng đặt gan bàn chân vào pedal. Điều này có thể gây đau đầu gối v.v… Đạp xe không đúng cách còn gây ra đau và khó chịu khi thực hiện trong thời gian dài.

Những lưu ý bổ sung

Khi bạn tìm được đôi giày phù hợp cho bản thân, nên mua cùng nhãn hàng và chủng loại khi cần thay đôi giày mới.

Đừng thử nghiệm nếu bạn thấy đôi giày khác có màu đẹp hơn hay kiểu dáng bắt mắt hơn. Bạn sẽ phải dành thời gian làm quen với nó để cảm thấy thoải mái.

Lần tới nếu bạn dự định mua giày tập luyện, dành thời gian và công sức mua đúng loại, chú ý trong quá trình sử dụng và thay đổi định kì để có thể trải nghiệm quá trình tập luyện mà không gây đau chân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập luyện bao nhiêu là đủ để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối

 

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Thehealthsite
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm