Phụ nữ có thai thường được khuyên hạn chế vận động để tránh nguy cơ đẻ non trước tuần thứ 37 của thai kì. Tập thể dục làm tăng lượng norepinephrine và epinephrine trong máu. Norepinephrine làm tăng cường độ và tần suất co tử cung. Trong khi đó epinephrine có tác động ức chế hoạt động cơ co tử cung.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được đăng trên American Journal of Obstetrics & Gynecology cùng nhiều nghiên cứu khác trong thời gian gần đây, việc tập thể dục trong khi mang thai không làm hại thai nhi mà ngược lại, lại mang nhiều lợi ích cho người mẹ và đứa trẻ.
Trong 2.059 phụ nữ mang thai tham gia thử nghiệm, 1.022 người được yêu cầu tập thể dục 35-90 phút/lần, 3-4 lần/tuần trong vòng 10 tuần hoặc cho đến khi đẻ. 1.037 người còn lại không tham gia tập thể dục.
Kết quả cho thấy tập thể dục không làm tăng nguy cơ đẻ non. Ngược lại, 73% số người trong nhóm 1 đẻ tự nhiên, con số đó ở nhóm 2 là 67%. Nghiên cứu cũng cho thấy, 17% số phụ nữ tập thể dục khi mang thai phải mổ đẻ, so với 22% ở những người không tập thể dục khi mang thai. Sản phụ khi mổ đẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: huyết khối, nhiễm trùng và các vấn đề nhau thai trong những lần mang thai sau. Ngay cả đứa trẻ cũng đối mặt với nhiều nguy cơ về hô hấp như cơn thở nhanh thoáng qua (thở nhanh bất thường trong những ngày đầu sau sinh), nguy cơ béo phì, phát triển những dị ứng về sau, hen và tiểu đường type 1.
Những kết quả nghiên cứu này cùng chung quan điểm với những hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Sản-Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG).
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích phụ nữ mang thai tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 150 phút hàng tuần. Cường độ trung bình có nghĩa là vận động đủ để tăng nhịp tim và bắt đầu toát mồ hôi. Nói cách khác, đó là cường độ tập mà bạn vẫn có thể nói chuyện bình thường nhưng không còn đủ sức để hát.
Cần lưu ý nghiên cứu trên được thực hiện ở những phụ nữ mang một thai và không có chống chỉ định tập thể dục như mang song thai, tam thai, tăng huyết áp hoặc thiếu máu.
Như vậy tập thể dục khi mang thai không chỉ giúp duy trì vóc dáng đẹp sau sinh mà còn làm giảm các nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh và an toàn. Hãy tham khảo bác sĩ của bạn để tìm ra chế độ tập luyện phù hợp nhất nhé!
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.