Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò của dinh dưỡng và giấc ngủ với chiều cao của trẻ

Chiều cao khi trưởng thành của bé sẽ gấp đôi chiều cao khi bé 2 tuổi. Nếu bé bị suy dinh dưỡng thấp còi năm 3 tuổi thì đến năm 18 tuổi, tầm vóc trẻ sẽ thấp hơn các bạn cùng lứa.

Tham khảo một số thông tin các giai đoạn phát triển chiều cao và chế độ dinh dưỡng hợp lý dưới đây sẽ giúp bạn có thông tin về việc phát triển cho bé.

Các giai đoạn phát triển chiều cao

Ở giai đoạn bào thai với chỉ hơn 9 tháng trong bụng mẹ, từ tế bào, bé sinh ra đã dài 50 cm. Trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, từ 0 đến 12 tháng bé tăng chiều cao thêm 25 cm. Từ 1 đến 3 tuổi tăng trung bình 10 cm mỗi năm. Từ 4 đến 8 tuổi chiều cao tăng chậm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 5-6 cm.

Ăn đúng, ngủ đủ và tập đều sẽ giúp trẻ cao lớn vượt trội

Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (8-18 tuổi ở trẻ, bé gái dậy thì sớm hơn bé trai 1-2 năm) chiều cao tăng nhanh. Trong 1-2 năm trước khi có dấu hiệu dậy thì, chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm/năm. Sau dậy thì chiều cao tăng rất chậm, mỗi năm 1-2 cm hoặc không tăng.

Vai trò của giấc ngủ và dinh dưỡng

Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển chiều cao mà bạn có thể can thiệp được chính là dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Trong đó yếu tố dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng nhất.

Dinh dưỡng đúng sẽ làm nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển chiều cao. Cha mẹ nên cho trẻ ăn phối hợp, đa dạng trên 20 thực phẩm mỗi ngày, đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ cân đối, phù hợp nhu cầu năng lượng và dưỡng chất từng độ tuổi. Ăn vừa đủ đạm từ thịt cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Chú ý uống đủ sữa vì sữa giàu canxi và các dưỡng chất tăng chiều cao, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa. Cha mẹ cũng nên tập bé ăn nhiều loại rau, trái cây.

Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao do não bộ tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 23h đến 1-2h với điều kiện bé đã vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi vào giấc ngủ. Vì vậy, giấc ngủ đúng phải là giấc ngủ trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thời gian ngủ dài hơn, trung bình 12-14 tiếng mỗi ngày. Nên cho trẻ ngủ sớm trước 22h và ngủ đủ giấc, hạn chế bú đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ, trẻ dễ bị sặc khi bú, khó tiêu hóa và dễ bị các bệnh răng miệng.

Ngoài dinh dưỡng và giấc ngủ, bé cần phải vận động. Cha mẹ nên cho trẻ vận động ngoài trời, tắm nắng buổi sáng sớm để cơ thể tăng cường hấp thu vitamin D.

Mộc Trà - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
Xem thêm