Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn. Các vết nứt làm lộ những mô ở bên dưới da, gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra khi cố rặn khối phân lớn và cứng, hoặc tiêu chảy, táo bón kéo dài.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết thường gặp ở trẻ nhỏ. Nứt kẽ hậu môn thường nhẹ và tự hết trong vòng 6 tuần. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm đau và hồi phục, ví dụ như các thuốc làm mềm phân, các thuốc giảm đau tại chỗ.

Nếu bệnh vẫn không cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp trên, bác sĩ có thể cần phẫu thuật hoặc xác định các bệnh lí khác gây ra nứt kẽ hậu môn.

Triệu chứng

Nứt kẽ hậu môn có thể bao gồm 1 hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vùng da xung quanh hậu môn
  • Mẩu da thừa hoặc khối nhỏ lồi trên da bên cạnh vết nứt
  • Đau chói khu vực quanh hậu môn khi đi đại tiện
  • Vệt máu ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Ngứa hoặc cảm giác bỏng rát khu vực quanh hậu môn

Nguyên nhân

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra khi đại tiện khối phân lớn hoặc rắn. Táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy thường xuyên có thể gây ra những vết rách xung quanh hậu môn. Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:

  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm ruột khác
  • Căng thẳng khi sinh
  • Giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn trực tràng
  • Cơ thắt hậu môn quá chặt hoặc co cứng

Các nguyên nhân hiếm gặp khác:

  • Ung thư hậu môn
  • HIV
  • Lao
  • Giang mai
  • Herpes

Các yếu tố nguy cơ

Do nhiều lí do chưa được biết đến, nứt kẽ hậu môn thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra ở 80% trẻ sơ sinh. Người lớn tuổi cũng dễ bị nứt hậu môn do giảm lưu lượng máu ở vùng hậu môn trực tràng. Trong và sau khi sinh con, phụ nữ có nguy cơ bị nứt hậu môn do căng thẳng trong quá trình chuyển dạ.

Những người bị bệnh viêm ruột, ví dụ như bệnh Crohn, cũng có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn. Viêm ở niêm mạc ruột làm cho hậu môn có khuynh hướng bị rách. Những người thường xuyên bị táo bón cũng làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Sự căng giãn hoặc đại tiện khối phân lớn và rắn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nứt kẽ hậu môn.

Chẩn đoán

Bác sĩ thường chẩn đoán nứt kẽ hậu môn một cách đơn giản thông qua thăm khám hậu môn. Tuy nhiên, họ cũng có thể soi hậu môn - trực tràng của bạn để quan sát những vết xước rõ ràng hơn hoặc tìm nguyên nhân khác gây đau hậu môn, trực tràng, ví dụ như bệnh trĩ.

Điều trị
  • Hầu hết nứt kẽ hậu môn không cần phải điều trị phức tạp. Các phương pháp điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục, ví dụ như:
  • Sử dụng các thuốc làm mềm phân không kê đơn
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, ví dụ như rau củ và trái cây tươi
  • Tắm nước ấm giúp thư giãn các cơ quanh hậu môn, giảm ngứa và tăng cường lượng máu đến khu vực hậu môn – trực tràng.
  • Sử dụng các thuốc bôi có chứa nitroglycerin như Cortison, giúp tăng tưới máu cho khu vực này và chóng lành vết nứt.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau tại chỗ, như Anusol-HC và Lidocain, để làm giảm sự khó chịu ở hậu môn.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc mỡ chẹn kênh calci có thể thư giãn các cơ thắt và chữa lành vết nứt hậu môn.

Một biện pháp điều trị khác có thể là tiêm Botox vào cơ thắt hậu môn, sẽ ngăn chặn sự co thắt ở hậu môn bằng cách tạm thời làm tê liệt các cơ bắp, ngăn chặn vết nứt mới hình thành, tạo điều kiện cho các vết nứt cũ lành lại.

Nếu vết nứt hậu môn của bạn không đáp ứng với điều trị khác, bác sĩ có thực hiện một thuật cắt cơ thắt hậu môn. Đây là một thủ thuật liên quan đến việc thực hiện một đường rạch nhỏ ở cơ thắt hậu môn để thư giãn các cơ, giúp cho vết nứt hậu môn có thể lành lại. Thủ thuật này có thể được xem xét nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn đã thất bại.

Không phải tất cả các vết nứt hậu môn đều là dấu hiệu của chế độ ăn ít chất xơ và táo bón. Kém lành vết nứt hoặc những vết nứt nằm ở một vị trí khác (không phải ở phần sau và đường giữa hậu môn) có thể chỉ ra một bệnh lí tiềm ẩn như bệnh lao, HIV, hoặc ung thư trực tràng. Nếu bạn chú ý thấy các vết nứt hậu môn lâu lành mặc dù đã cố gắng giữ gìn, sử dụng các thuốc điều trị tại nhà, hãy đến khám bác sĩ.

Điều trị

Nứt kẽ hậu môn không phải luôn phòng ngừa được nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng các biện pháp sau:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ
  • Giữ vùng hậu môn khô ráo
  • Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng bằng xà phòng hoặc nước ấm
  • Phòng táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên
  • Điều trị tiêu chảy

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trà thảo mộc có trị được táo bón?

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm