Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nơi ở có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nhà ở là yếu tố xã hội quyết định sức khỏe. Một ngôi nhà an toàn tránh xa các mối nguy tiềm ẩn sẽ giúp các thành viên luôn được thoải mái. Ngược lại, việc sống trong nhà ở không an toàn hoặc điều kiện sống không phù hợp có thể gây ra sự mất cân đối và các vấn đề khác về sức khỏe, chẳng hạn như các bệnh mãn tính.

Mọi người dành khoảng 90% thời gian ở trong nhà và điều này nói lên rõ ràng tác động của nhà ở đối với sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các yếu tố xã hội, bao gồm cả nhà ở, đóng một vai trò quan trọng trong kết quả sức khỏe của một người.

Nếu ai đó trong sống trong nhà ở không phù hợp, họ có thể có khả năng tiếp xúc với một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Kết quả có thể gây ra hoặc góp phần vào nhiều thương tích và tình trạng như các bệnh về hô hấp, hệ thần kinh và tim mạch, cũng như ung thư. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về cách nhà ở có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của một người, bao gồm một số yếu tố nhất định có thể có ảnh hưởng trực tiếp.

Nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Các yếu tố có thể xác định chất lượng của nhà ở bao gồm chất lượng không khí, an toàn trong nhà, không gian cho mỗi cá nhân và sự hiện diện của các chất có thể gây kích ứng, chẳng hạn như nấm mốc, amiăng và chì. Các chuyên gia cho biết nhà ở kém chất lượng liên quan với nhiều kết quả tiêu cực về sức khỏe, bao gồm bệnh mạn tính, chấn thương và sức khỏe tâm thần kém. Ví dụ, hệ thống và trang bị tại nhà ở chất lượng thấp, chẳng hạn như hệ thống sưởi, hệ thống ống nước và điều hòa không khí, có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với carbon monoxide, chì và các bệnh lây qua đường không khí. Thông thường, những người thuộc các hộ gia đình thu nhập thấp có nhiều khả năng sống trong những ngôi nhà có chất lượng kém hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ. Ví dụ, nếu một người sống ở một nơi quá đông đúc, họ có thể có nhiều nguy cơ sức khoẻ tâm thần bị tổn hại, tình trạng mất an toàn thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, một số người có thể không có điều kiện để cải thiện sự an toàn và chất lượng của một số hệ thống và thiết bị. Do đó, họ không thể sưởi ấm đầy đủ cho ngôi nhà của mình, điều này có thể dẫn đến mức huyết áp cao hơn và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, nhà của những người thuộc các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn có thể dễ bị các loại hư hỏng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được sửa chữa. Ví dụ, rò rỉ nước có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, có thể gây tổn hại đến sức khỏe đường hô hấp. Nghiên cứu cũng lưu ý mối liên hệ giữa điều kiện nhà ở tồi tàn và tăng nguy cơ biến chứng nặng do COVID-19. Có một số yếu tố chính có thể định hình ảnh hưởng của nhà ở đối với sức khỏe của một người. Đó là:

Chất lượng và độ an toàn

Chất lượng và độ an toàn của nhà ở thấp hơn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của con người. Các mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe trong nhà thường được chia thành bốn loại:

  • Sinh học: bao gồm các chất gây dị ứng từ nấm mốc, động vật gặm nhấm và mạt bụi và có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, hen suyễn và các bệnh đường hô hấp khác.
  • Hóa chất: bao gồm chì, amiăng, radon và carbon monoxide. Tiếp xúc với những chất này có thể dẫn đến tăng khả năng mắc các biến chứng thần kinh, rối loạn phát triển, ung thư, hen suyễn và các bệnh hô hấp khác.
  • Vật lý: Ví dụ như thông gió không đúng cách, kiểm soát nhiệt độ và các nguy cơ có thể gây thương tích. Những điều này có thể góp phần gây ra chấn thương thể chất, bệnh hô hấp, hen suyễn và tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.
  • Xã hội: Điều này có thể bao gồm quá đông đúc, sống trong nghèo đói và sợ hãi tội phạm. Các mối nguy về sức khỏe xã hội có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và sức khỏe tâm thần kém hơn.

Được tiếp cận với nhà ở an toàn, giá cả phải chăng, chất lượng tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe và hạnh phúc của một người. Mặt khác, chi phí nhà ở cao có thể dẫn đến những hy sinh lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu một người có nhà ở tốt nhưng lại vượt quá khả năng chi trả, người đó có thể không đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tốt, chẳng hạn như thực phẩm bổ dưỡng, thăm khám sức khỏe thường xuyên, tiền điện và bảo trì nhà cửa. 

Khu vực hàng xóm xung quanh

Thông thường, các khu dân cư có thu nhập thấp hơn sẽ có ít tiện nghi hơn. Do đó, cư dân của những khu vực lân cận này ít có khả năng tiếp cận với phương tiện đi lại, việc làm và trường học chất lượng tốt. Họ cũng có nguy cơ tiếp xúc với tệ nạn nhiều hơn, có ít cơ hội ổn định tài chính và đối mặt với tỷ lệ tội phạm cao hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sức khỏe. Ví dụ, một bài báo năm 2020 báo cáo rằng trong đại dịch COVID-19, những người sống trong các khu dân cư có thu nhập thấp phải đối mặt với những rào cản khiến họ không được an toàn. Điều này sau đó dẫn đến tỷ lệ biến chứng do COVID-19 cao hơn ở những người thuộc cộng đồng thu nhập thấp. Mối liên hệ giữa vùng dân cư có thu nhập thấp hơn và nguy cơ COVID-19 cũng phù hợp với dữ liệu cho thấy nguy cơ COVID-19 cao hơn giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số. Nghiên cứu khác cũng lưu ý rằng những người thiểu số, thường có vị trí kinh tế xã hội thấp hơn, thường cư trú trong các khu dân cư có thu nhập thấp do lịch sử lâu dài của chính sách phân biệt đối xử về nhà ở.

Ổn định

Chất lượng, an toàn, khả năng chi trả và khu vực lân cận đều có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nhà ở. Nếu không có nhà ở tốt và hỗ trợ đầy đủ, mọi người có thể có nguy cơ gặp bất ổn về nhà ở và thậm chí trở thành người vô gia cư. Theo một báo cáo năm 2018, 83% những người trải qua tình trạng vô gia cư không phải là người vô gia cư nhiều năm và nhiều người đến các cơ sở tạm trú từ các hộ gia đình ổn định. Những người trải qua tình trạng vô gia cư có nguy cơ gia tăng các tình trạng sức khỏe tâm thần, bệnh truyền nhiễm, bạo lực và sử dụng chất kích thích, cùng những thứ khác.

Nhà ở có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Các chuyên gia khẳng định mối liên quan giữa nhà ở chất lượng kém và một loạt các vấn đề có hai về sức khỏe. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của nhà ở và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của một người. Chúng bao gồm khả năng chi trả, an toàn, ổn định và vị trí. Sự bất bình đẳng về sức khỏe vẫn tồn tại. Đó là lý do tại sao việc thúc đẩy bình đẳng y tế là điều tối quan trọng, từ đó có thể cải thiện cả chất lượng nhà ở và tính sẵn có, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vấn đề chất lượng không khí trong phòng tại nhà, trường học và nơi làm việc

 

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm