Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm về sức khỏe mà phụ nữ hay mắc phải

Bạn đã bao giờ lỡ hẹn khám bệnh với bác sĩ, lờ đi các cơn đau hoặc trễ lịch tiêm vaccine? Có một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và luyện tập thể thao hàng ngày có thể đã là một phần thói quen của bạn, nhưng bạn có thể sẽ vẫn còn một vài thôi quen có hại và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

#1: Không ăn đủ

Bạn có đang đo lường chi tiết lượng calo, carb hoặc chất béo mà mình đang ăn vào? Thật không may, nhiều người cho rằng việc họ hạn chế chế độ ăn uống của mình là tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, hạn chế ăn uống có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến việc ăn uống quá ít, thiếu dinh dưỡng và rối loạn ăn uống. Khi không ăn đủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “đói”. Trạng thái này là khi tốc độ chuyển hóa sẽ chậm lại để bảo tồn lượng calo dành cho các các chức năng quan trọng như hít thở và tuần hoàn. Nếu bạn đang cắt giảm calo để giảm cân, bạn nên lưu ý rằng việc ăn ít thực ra sẽ làm bạn có nguy cơ tăng cân nhiều hơn, thay vì giảm cân, đi kèm với đó là nhiều biến chứng về sức khỏe khác, ví dụ như suy đa phủ tạng.

Nhiều người khác cho rằng, thay vì hạn chế số lượng đồ ăn, họ sẽ tập trung vào chất lượng đồ ăn và chỉ hạn chế một số loại thực phẩm nhất định. Xu hướng “ăn sạch” (eat clean) chính là một ví dụ của cách áp dụng này. Vấn đề là những thực phẩm được phân loại là “sạch” hay “bẩn” và cần loại bỏ cũng không hẳn sẽ tốt cho sức khỏe. Xu hướng này thực chất cũng là một hình thức ăn kiêng.

Một số người khác lựa chọn việc bỏ bữa hoặc nhịn ăn gián đoạn. Tuy nhiên, nhịn ăn gián đoạn trong thời gian dài có thể làm tăng tình trạng lo âu, suy giảm mức năng lượng, tăng cảm giác them ăn đường/carb và các vấn đề về tiêu hóa. Nhịn ăn gián đoạn cũng có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống.

#2: Cardio là dạng luyện tập thể thao duy nhất

Tất cả chúng ta đều biết rằng, thường xuyên luyện tập sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu bạn có một lịch trình luyện tập khoa học và hợp lý hay không? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên luyện tập 150 phút với cường độ trung bình hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần, kết hợp với ít nhất 2 ngày luyện tập sức mạnh. Mặc dù nhiều phụ nữ đang luyện tập các bài tập cardio hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội nhưng tốt nhất nên kết hợp các thành phần sau vào kế hoạch luyện tập của bạn: tập aerobic, tập tạ, tập các bài tập cho vùng thân, các bài tập thăng bằng và các bài tập về độ linh hoạt, kéo dãn. Với các bài tập tạ, bạn không nhất thiết phải đến phòng gym mà có thể phải sử dụng tạ tay tại nhà, dây kháng lực hoặc chính trọng lượng cơ thể. Cho dù bạn lựa chọn phương pháp nào thì luyện tập sức mạnh cũng có thể giúp xây dựng khối cơ, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và cải thiện sức khỏe xương.

#3: Không ngủ đủ giấc

Bạn hẳn đã biết rằng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc của bạn. Với người trưởng thành 18 đến 60 tuổi, ngủ đủ từ 7 tiếng trở lên mỗi ngày sẽ giúp tăng khả năng tập trung và hiệu suất công việc, giảm nguy cơ tăng cân và bệnh tim mạch, cải thiện chức năng miễn dịch. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc có một giấc ngủ ngon, bạn nên thực hiện vệ sinh giấc ngủ. Đó là : đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, đảm bảo rằng phòng ngủ đủ tối, yên lặng và thoải mái, tránh sử dụng caffeine, đồ uống có cồn và tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Bạn cũng cần tránh sử dụng các thiết bị điện trước khi đi ngủ.

#4: Ăn nhiều thức ăn nhanh

Bạn muốn có những bữa ăn lành mạnh cho sức khỏe nhưng bạn lại quá bận để nấu nướng, kết quả là bạn thường xuyên mua đồ ăn dọc được hoặc ăn đồ ăn thừa của con. Dần dần, thói quen này có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bạn có thể sử dụng nồi nấu chậm 1-2 lần/tuần để giảm thời gian nấu nướng, mua đồ ăn lành mạnh cho sức khỏe mỗi tuần vào ngày chủ nhật và tăng lượng thức ăn cho mỗi thực đơn của con để bạn sẽ có thêm đồ ăn lành mạnh. Với những người thường xuyên có thói quen ăn đồ thừa của con, bạn nên lưu ý rằng lượng calo từ thức ăn thừa này có thể tích tụ dần theo thời gian. Thay vào đó, bạn chỉ nên cho trẻ khẩu phần vừa phải và tiết kiệm những phần thức ăn còn lại cho các bữa ăn sau. Bạn cũng cần đảm bảo bản thân mình ăn đủ các thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe. Có thể tuân theo nguyên tắc 80:20: ít nhất 80% số thực phẩm bạn ăn phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe và 20% còn lại là dành cho các thực phẩm bạn yêu thích.

#5: Cho rằng tăng cân là vấn đề không thể tránh khỏi khi mãn kinh.

Mặc dù phụ nữ sẽ có xu hướng tăng cân khi về già, nhưng điều đó không có nghĩa là tăng cân là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù việc duy trì cân nặng là điều không hề dễ dàng nhưng vẫn vô cùng quan trọng. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra, thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống nói chung của bạn. CDC Hoa Kỳ cho rằng việc theo dõi cân nặng thường xuyên là vô cùng quan trọng trong việc giảm cân. Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao để giúp chống lại các bệnh mạn tính và giúp cơ thể khỏe mạnh.

#6: Không dùng kem chống nắng

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng khi đi biển hoặc đi bơi bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng trong tất cả các điều kiện thời tiết. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có độ SPF ít nhất là 15 mỗi ngày. Hành động đơn giản này có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy khoảng 40% và giảm 50% nguy cơ ung thư hắc tố. Ngoài việc dự phòng ung thư, sử dụng kem chống nắng có thể giúp làm giảm tình trạng hình thành nếp nhăn sớm, da chảy xệ và đốm đồi mồi. Bạn cũng có thể mặc các loại quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, mặc đồ bơi dài tay và đeo kính râm.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau thú vị giữa phụ nữ và nam giới 

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo HealthDigest) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm