Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải

Những sai lầm thường gặp khi thực hành chống đẩy không chỉ làm giảm hiệu quả tập luyện mà còn gây ra nhiều chấn thương cho người tập.

Chống đẩy là một bài tập có tác động hiệu quả đến nhiều nhóm cơ trong cơ thể của  bạn, thường tập trung nhắm vào tay, chân và các cơ lõi (bao gồm cơ bụng, hông, lưng dưới). Tuy thoạt nhìn khá đơn giản để thực hiện, bài tập này lại gây ra những  khó khăn nhất định cho người tập nếu muốn đạt đến mức độ thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác cao. Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp nhất mà bạn cần tránh mắc phải khi luyện bài tập chống đẩy này.

1. Vị trí đặt tay

 

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 1.

Khi thực hiện bài tập này, cánh tay nên được đặt vuông góc với vai để tác động vào các nhóm cơ một cách chuẩn xác nhất. Việc giữ tay không đúng vị trí có thể làm giảm kha khá hiệu quả của bài tập. Tuy nhiên, nếu là người mới bắt đầu, tư thế để tay chính xác này có thể khá khó với bạn, bạn có thể làm quen dần với chống đẩy bằng cách để tay chéo một chút và dần dần điều chỉnh cho về tư thế đúng, không được duy trì vị trí tay chéo như một thói quen.

2. Không giữ vị trí cổ ổn định

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 2.

Điểm nhìn hướng xuống dưới khi chống đẩy có thể giúp bạn cảm thấy bài tập này dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên, đây lại là một điểm nhìn không chính xác, có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả bài tập của bạn, cụ thể là gây ra nhiều áp lực nhất định lên cổ và tăng nguy cơ đau mỏi, chấn thương. Khi thực hiện chống đẩy, hãy cố gắng giữ cho cổ thật ổn định và nhìn về phía trước.

3. Hông thấp

Trong chống đẩy, tư thế tập chuẩn xác nhất là giữ cho cơ thể bạn thật thẳng hàng, từ đầu đến ngón chân cần nằm trên một đường thẳng duy nhất. Tuy vậy, một sai lầm phổ biến mà nhiều người tập thường mắc phải là để hông quá thấp so với các bộ phận còn lại. Sai lầm này diễn ra chủ yếu bắt nguồn từ cơ hông yếu hoặc bị căng cứng khó điều chỉnh. Luyện tập nhiều hơn nữa vào vị trí cơ hông sẽ giúp sửa chữa và cải thiện lỗi sai này.5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 3.

4. Hông cao

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 4.

Cũng là một lỗi sai nữa về vị trí giữ hông, hông cao có thể giúp bạn thực hiện bài tập này một cách dễ dàng hơn nhưng lại giảm độ hiệu quả của bài một cách đáng kể, nhất là không tác động được nhiều vào nhóm cơ lõi.

5. Tập với nhịp độ quá nhanh

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 5.

Bất cứ bài tập nào cũng cần một khoảng thời gian xác định để trở nên thật nhuần nhuyễn và nhìn thấy rõ hiệu quả mang lại cho người tập. Vì vậy, nếu cố gắng thúc đẩy nhịp độ luyện tập lên quá nhanh so với sức chịu đựng của bản thân, nguy cơ xuất hiện đau mỏi và gặp chấn thương sẽ tăng lên nhiều lần. Vậy, hãy thực hiện chống đẩy với cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe của bản thân và luôn chú ý thực hiện chính xác về mặt kỹ thuật của bài tập.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 kiểu chống đẩy giúp tăng cường cơ bắp.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Xem thêm