Những ai có thể sử dụng PrEP
Hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các đối tượng sau nên dùng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể là: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyển giới nữ; Người bán dâm; Người tiêm chích ma túy; Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu).
PrEP có phải là vắc xin không?
Phải khẳng định luôn rằng PreP không phải là vắc xin. Vắc xin giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể của cơ thể để chống lại một nhiễm trùng nào đó trong thời gian dài. Còn PrEP là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng vi rút để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP cần phải được uống mỗi ngày. Khi dừng, thuốc hết tác dụng.
Một người đang dùng PrEP, khi nào dừng sử dụng?
TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, khách hàng có thể chủ động dừng PrEP vì các lý do cá nhân như không còn hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc do tác dụng phụ của thuốc... Tuy nhiên trước khi dừng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo không bị lây nhiễm HIV.
Thầy thuốc có thể chỉ định cho khách hàng dừng sử dụng PrEP khi:
-Khách hàng đã thay đổi hành vi và không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục; không sử dụng chung bơm kim tiêm…
-Khách hàng chỉ có một bạn tình mà bạn tình có HIV âm tính và không có hành vi nguy cơ cao.
-Vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV đã điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu).
-Không có quan hệ tình dục.
Khi có chỉ định ngừng PrEP, khách hàng là người quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc người dự phòng nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cần tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng. Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn cần tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.
Nếu dùng PrEP, có cần sử dụng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục?
PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có khả năng lây nhiễm HIV nếu không sử dụng bao cao su.
PrEP chỉ giúp phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, không có tác dụng tránh thai, trong khi đó bao cao su vừa có tác dụng tránh lây nhiễm HIV vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai viêm gan B, C...và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Vì vậy, để an toàn nhất, bạn luôn dùng PrEP và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục như biện pháp bổ sung cho nhau.
PrEP khác gì với K=K như thế nào?
K = K (viết tắt là Không phát hiện = Không lây truyền): Là những người đã nhiễm HIV điều trị thuốc ARV mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml máu – và thường đạt được sau 6 tháng uống thuốc, khi đó không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ.
PrEP là người chưa nhiễm HIV uống thuốc ARV để dự phòng không bị lây nhiễm HIV qua các hành vi nguy cơ.
Thuốc PrEP là kết hợp 2 loại thuốc kháng vi rút, còn thuốc điều trị cho người nhiễm HIV để đạt được K=K là kết hợp 3 loại thuốc kháng vi rút. Dù cùng có bản chất là thuốc kháng vi rút nhưng đây là sự kết hợp thuốc khác nhau cho mục đích sử dụng khác nhau.
Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV giống và khác nhau như thế nào?
Mặc dù đều là dự phòng nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV nhưng chúng có những điểm giống và khác nhau cơ bản như sau:
Giống nhau:
PrEP (Dự phòng trước phơi nhiễm) và PEP (Dự phòng sau phơi nhiễm) đều là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống thuốc ARV.
PrEP và PEP đều áp dụng cho người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV.
Khác nhau:
|
PrEP |
PEP |
Về tên gọi |
Dự phòng trước phơi nhiễm |
Dự phòng sau phơi nhiễm |
Uống khi nào? |
Trước khi phơi nhiễm HIV Uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV |
Sau khi phơi nhiễm HIV Điều trị khẩn cấp: uống trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm HIV |
Ai cần dùng? |
Người chưa nhiễm HIV nhưng:
|
Người chưa nhiễm HIV nhưng đã bị phơi nhiễm HIV:
|
Hiệu quả |
Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn 90% và tiêm chích ma túy tới 70%. |
Phòng lây nhiễm HIV nếu uống đúng đủ và càng sớm càng tốt. |
Thế nào là PrEP theo tình huống?
Hầu hết người sử dụng PrEP là dùng thuốc ARV uống hàng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên còn có thể dùng PrEP không thường xuyên, tức là chỉ khi có tình huống, là khi dự đoán sẽ có quan hệ tình dục với bạn tình có nguy cơ lây nhiễm HIV, khi đó sẽ dùng PrEP trước và sau khi quan hệ tình dục để dự phòng lây nhiễm HIV, người ta gọi là dùng PrEP theo tình huống.
PrEP theo tình huống chỉ dùng cho đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới có chỉ định dùng PrEP và khi tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần. Những người này cũng cần chắc chắn rằng có thuốc để đảm bảo được việc dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục.
Không sử dụng PrEP theo tình huống cho: Phụ nữ hoặc người chuyển giới nữ; Chuyển giới nam có quan hệ tình dục qua đường âm đạo; Nam quan hệ tình dục với nữ qua đường âm đạo/hậu môn.; Người có viêm gan B mạn tính; Người tiêm chích ma túy.
Về cơ bản, khi một khách hàng muốn dùng PrEP sẽ được bác sĩ trao đổi trước khi đưa ra quyết định dùng PrEP theo tình huống hay PrEP hàng ngày là phù hợp với họ. Lịch khám và theo dõi sử dụng PrEP theo tình huống giống như PrEP hàng ngày.
Về cách sử dụng PrEP uống theo tình huống: Do không uống hàng ngày nên PrEP sẽ được dùng theo công thức: 2 + 1 + 1 tức là:
-Uống 2 viên (liều đầu tiên) trước khi quan hệ tình dục 24 giờ, chậm nhất là 2 giờ trước khi có quan hệ tình dục.
-Uống viên thứ 3: sau 24 giờ tính từ khi uống liều đầu tiên
-Uống viên thứ 4: sau 24 giờ tính từ khi uống liều thứ hai.
Nếu uống đúng hướng dẫn, người có quan hệ tình dục đồng giới cũng có thể bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: PrEp theo tình huống- Thêm một lựa chọn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.