Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vắc xin ung thư

Chúng ta thường được nghe đến các loại vắc xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Nhưng còn vắc xin ung thư, Bạn đã bao giờ nghe thấy?

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng biết tới các loại vắc xin phòng ngừa các bệnh như sởi hay thủy đậu. Các loại vắc xin này sử dụng những chủng virus/vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh để giúp hệ miễn dịch của cơ thể làm quen và ghi nhớ các tác nhân gây bệnh. Từ đó giúp nâng cao khả năng phòng ngừa và chống lại bệnh dịch của cơ thể.

Hầu hết các vắc xin ung thư hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, chúng làm cho hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào ung thư. Mục đích của vắc xin ung thư là để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư quay trở lại sau khi đã được điều trị. Ngoài ra, cũng có một vài loại vắc xin có tác dụng giúp phòng ngừa một vài loại ung thư .

Vắc xin phòng ngừa ung thư

Có một điều ít người biết rằng một vài loại ung thư thực chất gây ra bởi các virus. Các loại vắc xin giúp phòng ngừa nhiễm các loại virus này cũng có tác dụng phòng ngừa các loại ung thư gây ra bởi các loại virus đó.

  • Một vài chủng virus HPV đã được chỉ ra có mối liên hệ với các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư cổ họng và các loại ung thư khác. Vắc xin phòng ngừa HPV cũng có thể giúp phòng ngừa các loại ung thư này.
  • Những người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) mãn tính có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa virus HBV có thể giúp giảm nguy cơ dẫn đến ung thư gan ở những trường hợp này.

Các loại vắc xin nhắm tới tác nhân gây bệnh là các virus/vi khuẩn có thể giúp bảo vệ khỏi một vài loại ung thư. Tuy nhiên chúng không nhắm trực tiếp tới các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, loại vắc xin ung thư này cũng chỉ hữu dụng đối với những loại ung thư gây ra bởi nhiễm khuẩn, mà trong đó hầu hết các loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, tuyến tiền liệt, và ung thư vú thì lại không gây ra bởi virus/vi khuẩn.

Ngày nay, đã có nhiều các nghiên cứu về khả năng tìm ra các loại vắc xin cho những loại ung thư không do nhiễm khuẩn nhưng vẫn chỉ mới đang trong giai đoạn đầu và sẽ còn một thời gian dài để biện pháp này được đưa vào sử dụng nếu khả thi.

Vắc xin điều trị ung thư

Các vắc xin điều trị ung thư khác với vắc xin phòng ngừa các tác nhân virus/vi khuẩn gây ung thư. Loại vắc xin này thúc đẩy hệ miễn dịch tấn công trực tiếp lên các tế bào ung thư. Vì vậy, thay vì là loại vắc xin phòng ngừa, vắc xin điều trị ung thư nhắm tới một tình trạng bệnh đã hiện hữu.

Vắc xin điều trị ung thư có thể được điều chế từ chính các tế bào ung thư hoặc một phần của tế bào, hoặc hoàn toàn từ các kháng nguyên. Đôi khi, các tế bào miễn dịch được lấy từ chính cơ thể của bệnh nhân và được cho tiếp xúc với các tác nhân đó trong phòng thí nghiệm để tạo ra vắc xin. Khi đã sẵn sàng, vắc xin được tiêm vào cơ thể người bệnh để giúp tăng cường khả năng chống lại tế bào ung thư của hệ miễn dịch.

Vắc xin điều trị thường được dùng kết hợp với các liệu pháp điều trị bổ trợ khác giúp tăng cường cao hơn phản ứng của hệ miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng được hi vọng sẽ còn phát huy tác dụng trong thời gian dài sau khi vắc xin được tiêm vào cơ thể.

Sipuleucel-T (Provenge) là loại vắc xin điều trị duy nhất cho tới nay được cho phép sử dụng để điều trị ung thư tại Mỹ. Vắc xin này được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt khi liệu pháp hormone đã không còn tác dụng.

Loại vắc xin này tuy không chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt nhưng đã cho thấy có khả năng giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh thêm trung bình vài tháng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu áp dụng loại vắc xin này trong các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm cũng đang được triển khai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chống lại ung thư bằng liệu pháp tăng cường phản ứng miễn dịch

Dương Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo American Cancer Society
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm