Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chống lại ung thư bằng liệu pháp tăng cường phản ứng miễn dịch

Liệu pháp tế bào CAR-T (gọi đầy đủ là liệu pháp miễn dịch tế bào T có thụ thể kháng nguyên dạng khảm) là một liệu pháp điều trị ung thư sử dụng chính các tế bào miễn dịch của bệnh nhân đã được chỉnh sửa, để tạo ra một loại “thuốc sống” nhắm trực tiếp đến các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.

Các tế bào ung thư có rất nhiều cách để "trốn thoát" khỏi sự phát hiện của các tế bào miễn dịch. Liệu pháp CAR-T nhắm tới việc nâng cao khả năng của các tế bào miễn dịch T - hay còn được gọi là bộ máy tấn công của hệ miễn dịch, để tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Liệu pháp CAR-T đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phầm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong 2 trường hợp và cho thấy các kết quả đáng khích lệ. Tháng 8 năm 2017, FDA đã cho phép sử dụng liệu pháp CAR-T Kymriah (cung cấp bởi Norvatis) cho trẻ em và người trưởng thành mắc bệnh bạch cầu tăng lympho B cấp. Tháng 10 năm 2017, FDA cho phép liệu pháp CAR-T thứ 2 có tên Yescarta (cung cấp bởi Gilead). Liệu pháp này được sử dụng cho các bệnh nhân mắc u lympho tế bào B.

Trong một thời gian dài, các phương pháp trị liệu cá nhân hóa như thế này chỉ là giấc mơ của các nhà khoa học. Cho đến nay, các công nghệ hiện đại và phức tạp được phát triển, và các thành công ban đầu cũng đã đủ để khích lệ một số ít các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hơn thế, các nghiên cứu đã đi tới giai đoạn được chấp thuận bởi FDA và có thể bắt đầu đưa vào cứu chữa cho các bệnh nhân.

Tăng cường khả năng tìm kiếm và tiêu diệt kẻ xâm lược của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của chúng ta vừa có vai trò canh gác, rà soát toàn bộ cơ thể để tìm kiếm những kẻ xâm lược như vi khuẩn hay virus, lại vừa có vai trò là lực lượng tấn công, tiêu diệt những kẻ xâm lược đó khi chúng xuất hiện trong cơ thể. Một phần của hệ miễn dịch bao gồm các kháng thể, một loại protein có thể gắn với các vi khuẩn hay virus và tiêu diệt chúng, và các tế bào miễn dịch sống, ví dụ như tế bào T, một loại bạch cầu có khả năng nhận biết và triệt tiêu các tế bào “lạ” trong cơ thể, từ các vi khuẩn virus tới các tế bào ung thư có vẻ khác lạ so với tế bào bình thường.

Việc sử dụng liệu pháp CAR-T bao gồm việc thu thập các tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được lấy máu và từ đó tách ra các tế bào miễn dịch T. Sau đó, các tế bào T sẽ đươc chỉnh sửa để tạo ra các thụ thể, như thể là các chìa khóa sinh học, trên mặt tế bào, gọi là các thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CARs). Các thụ thể này được thiết kế để gắn với các protein nhất định trên bề mặt của tế bào ung thư.

Ví dụ như ở một vài loại bệnh bạch cầu cấp hay u lympho nhất định có một loại protein gọi là CD19 trên mặt tế nào. Các tế bào CAR-T khi đó được thiết kế để gắn với các protein CD19 đó và bám vào các tế bào ung thư có CD19. Và sau đó các tế bào CAR-T sẽ giết chết các tế bào ung thư mà chúng bám vào.

Cách tế bào CAR-T được tạo ra: Từ máu đến phòng thí nghiệm và trở lại với bệnh nhân.

Quá trình tạo ra tế bào CAR-T mất một vài tuần. Các chuyên gia sẽ bắt đầu bằng việc tách các tế bào T ra khỏi máu của bệnh nhân. Trong quá trình này, người bệnh sẽ được ngồi trên ghế dựa trong vòng 2-3 tiếng và được nối với 2 đường truyền tĩnh mạch. Máu sẽ được lấy ra từ một đường, các tế bào T sẽ được tách ra từ dòng máu đó, và máu sau khi tách tế bào T được đưa trở lại cơ thể qua đường truyền thứ 2.

Các tế bào T sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm và được gắn loại CAR phù hợp để đặc biệt nhắm đến tế bào ung thư của người bệnh. Sau đó, các tế bào CAR-T được đưa trở lại cơ thể của chính bệnh nhân đó qua đường truyền tĩnh mạch. Sau khi đã bám vào các tế bào ung thư, các tế bào CAR-T sẽ nhân lên và tấn công thêm nhiều tế bào ung thư khác nữa.

Liệu pháp CAR-T cũng có phản ứng phụ

Có những bệnh nhân bị sốt cao khi được truyền CAR-T, hoặc huyết áp hạ thấp tới mức nguy hiểm một vài ngày sau khi được điều trị. Các phản ứng này xảy ra là do hội chứng giải phóng cytokine. Cytokine là các phân tử protein nhỏ được sinh ra bởi các tế bào miễn dịch giúp chúng giao tiếp với nhau. Ở hội chứng giải phóng cytokine, các tế bào bị ảnh hưởng bởi liệu pháp CAR-T giải phóng một lượng lớn cytokine vào máu. Hiện nay các nhà ung thư học đang phát triển các biện pháp kiểm soát tác dụng phụ này.

Có những bệnh nhân khác có thể xuất hiện các nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc hệ miễn dịch bị yếu đi, hoặc các triệu chứng về thần kinh như hoang mang, co giật và đau đầu dữ dội. Bệnh nhân nên chú ý đến những triệu chứng này để kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện.

Những khó khăn để đưa liệu pháp CAR-T vào điều trị đại trà

Liệu pháp điều trị miễn dịch đã có từ khoảng 20 năm nay, tuy nhiên rất khó để làm cho chúng trở nên dễ đoán và thực tế. Rất nhiều các liệu pháp phải được làm từ tế bào của chính bệnh nhân, giống như là mỗi bệnh nhân lại có một liệu pháp riêng. Mỗi liệu pháp cá nhân đó lại là một loại thuốc mà không thể được sản xuất một đại trà và rẻ tiền cho hàng triệu bệnh nhân.

Cho tới hiện tại, liệu pháp tế bào CAR-T mới chỉ được chấp thuận cho hai loại bệnh đã được nhắc đến ở trên. Tuy nhiên, khả năng liệu pháp này có thành công trên các khối u rắn hay không còn chưa rõ ràng. Các liệu pháp tế bào khác cũng đang được phát triển cho các loại ung thư khác.

Liệu pháp tế bào CAR-T liệu có thể chữa khỏi được ung thư?

CAR-T đã cho thấy những kết quả khả quan khi sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho và u lympho tế bào B tái phát. Ở nhiều trường hợp, các tế bào ung thư không còn được tìm thấy sau quá trình điều trị. Nhưng liệu pháp này quá mới nên các bệnh nhân chưa được theo dõi trong thời gian dài sau điều trị và cũng chưa thể biết được liệu đây có phải một phương pháp có thể chữa khỏi lâu dài hay không?

Ở một vài bệnh nhân, các tế bào CAR-T biến mất sau khi ung thư đã thuyên giảm, và việc các tế bào ung thư có trở lại dưới sự vắng mặt của các tế bào CAR-T hay không cũng chưa được làm rõ.

Liệu pháp tế bào CAR-T hiện đang được thử nghiệm trên các loại ung thư não, đặc biệt là u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma), ung thư vú, u lympho dạng Hodgkin, u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma), ung thư tụy và các loại ung thư khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại ung thư có khả năng điều trị cao nhất.

Dương Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm