Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lựa chọn thay thế cho cà phê vào buổi sáng - Phần 1

Nhiều người chọn uống cà phê buổi sáng, trong khi đó những người khác không uống cà phê vào buổi sáng vì nhiều lý do.

Đối với một số người, lượng caffeine cao - 95 mg mỗi khẩu phần - có thể gây ra tình trạng lo lắng và kích động. Đối với những người khác, cà phê có thể gây rối loạn tiêu hóa và đau đầu.

Dưới đây là 9 lựa chọn thay thế khác cho cà phê bạn mà có thể thử.

1. Cà phê từ rễ rau diếp

Giống như hạt cà phê, rễ rau diếp xoăn có thể được rang, xay và ủ thành đồ uống nóng ngon. Nó có vị rất giống cà phê nhưng không chứa caffeine.

Nó cũng được cho là nguồn thực vật giàu Inulin nhất. Chất xơ hòa tan này có thể giúp tiêu hóa và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi - đặc biệt là Bifidobacteria và Lactobacilli.

Ngoài ra, inulin có thể kích thích túi mật của bạn để sản xuất mật nhiều hơn, có thể có lợi cho tiêu hóa chất béo.

Sử dụng 2 muỗng canh rễ rau diếp xoăn cho mỗi 180 ml nước, hoặc điều chỉnh tỷ lệ này dựa trên sở thích của bạn.

Hãy nhớ rằng rễ rau diếp xoăn có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa ở một số người. Mặc dù inulin là rất tốt cho sức khỏe của bạn, nó có thể có tác dụng phụ như đầy hơi và chướng bụng.

Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng rễ rau diếp xoăn nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú vì nghiên cứu về sự an toàn của nó trong những trường hợp này là chưa đầy đủ.

2. Trà matcha

Matcha là một loại trà xanh được làm bằng cách hấp, sấy khô và nghiền lá của cây camellia sinensis thành một loại bột mịn.

Trái ngược với trà xanh thông thường sẽ phải xay và nghiền ra, với trà matcha bạn sử dụng toàn bộ lá. Vì lý do này, bạn sẽ nhận được nguồn chất chống oxy hóa tập trung hơn nhiều – đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG).

Nhiều lợi ích của matcha được cho là do EGCG. Ví dụ, các nghiên cứu quan sát cho thấy thường xuyên tiêu thụ trà xanh có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp.

Trà xanh cũng có liên quan đến giảm cân và mỡ cơ thể, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.

Bởi vì bạn tiêu thụ toàn bộ lá trà, matcha thường chứa caffeine cao hơn trà xanh thông thường và đôi khi cao hơn cà phê. Lượng caffeine trong mỗi khẩu phần có thể khác nhau, khoảng từ 35 đến 250 mg mỗi cốc trà matcha.

3. Sữa vàng

Sữa vàng là một loại đồ uống không chứa caffeine có thể thay thế cho cà phê.

Loại đồ uống này kết hợp các loại gia vị như gừng, quế, nghệ và tiêu đen. Các chất bổ sung phổ biến khác bao gồm bạch đậu khấu, vani và mật ong.

Bên cạnh việc cho uống đồ uống của bạn một màu vàng đẹp, nghệ có thể có đặc tính chống viêm mạnh mẽ do chất curcumin.

Hơn nữa, hạt tiêu đen làm tăng khả năng hấp thu chất curcumin của cơ thể, cũng như chất béo. Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng sữa nguyên chất so với không chất béo khi pha thức uống này.

4. Nước chanh

Nước chanh là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày của bạn. Đó là thức uống không chứa  calo và caffein và cung cấp một lượng lớn vitamin C.

Là một chất chống oxy hóa, vitamin C đóng một vai trò trong hệ thống miễn dịch của bạn và bảo vệ làn da của bạn khỏi bị hư hại do ánh nắng mặt trời. Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein cung cấp cấu trúc cơ bản cho da, gân và dây chằng.

Chỉ cần một ly nước chanh - được chuẩn bị bằng cách ép ½ quả chanh vào một cốc nước nóng- sẽ cung cấp 10% tổng lượng vitamin C theo nhu cầu khuyến nghị.

Bạn cũng có thể thêm các loại trái cây và thảo dược khác để tạo các hương vị - dưa chuột, bạc hà, dưa hấu và húng quế là một số lựa chọn phổ biến.

( ...còn tiếp...) 

Đón đọc phần tiếp theo của bài viết tại website của Viện Y học ứng dụng Việt Nam 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư da

 

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm