Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm

Ngạt mũi, hắt hơi và ho là những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh và cúm. Đó không phải là trải nghiệm thú vị nhưng hầu hết mọi người thường tự phục hồi rất nhanh. Nhưng có một số ít lại gặp phải một số biến chứng mà bạn không ngờ tới.

Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm

Điếc do dây thần kinh cảm giác (Sensorineural Hearing Loss)

Cảm giác nghẹt ở trong tai là rất phố biến khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, trong một số trường hợp, các vấn đề về thính giác có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điếc do dây thần kinh cảm giác là một loại mất thính lực, bắt nguồn từ việc không thể chuyển các rung động ở tai trong thành các tín hiệu thần kinh đến não được. Triệu chứng của điếc do dây thần kinh cảm giác bao gồm sưng, ngạt và cảm thấy tăng áp lực ở tai. Điều trị bao gồm việc sử dụng steroid.
Rất nhiều người thường sẽ tự hồi phục thính giác sau khi triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm được cải thiện. Tuy nhiên, bất kỳ một dạng mất thính lực nào cũng là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn nên đi khám bác sỹ.

Hội chứng Guillain – Barre

Mặc dù đây là hội chứng rất hiếm gặp, tỷ lệ chỉ là 1-2 ca trên 100.000 người mỗi năm, nhưng hội chứng Guillain – Barre có thể phát triển từ một cơn cảm lạnh hoặc cúm. Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra hội chứng này là vi khuẩn, ví dụ như do ngộ độc thực phẩm hay do nhiễm virus HIV.
Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn tiến triển, ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ bắp, thường khởi phát ở chân và di chuyển dần lên phía trên. Hội chứng này sẽ ảnh hưởng đến các phản xạ của cơ thể cũng như các cơ tham gia vào quá trình hít thở. Điều trị hội chứng Guillain – Barre thường bao gồm việc chăm sóc hỗ trợ, điều trị kháng thể và truyền huyết tương. Thông thường, bệnh nhân có thể phục hồi được, mặc dù rất chậm, với khoảng 2/3 số bệnh nhân sẽ nhận thấy những sự cải thiện trong vòng 1 tháng điều trị.

Viêm phổi và tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Viêm phổi ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Viêm phổi đặc biệt nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, cũng như ở những người mắc các bệnh mãn tính. Khoảng 1/3 số ca viêm phổi gây ra bởi các virus đường hô hấp, mà thông thường nhất là virus cúm.
Các nguyên nhân khác gây viêm phổi bao gồm nhiễm nấm và vi khuẩn, ví dụ như tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). MRSA hiếm khi là một biến chứng của cảm lạnh, nhưng việc bị cảm cúm có thể ảnh hưởng đến tình trạng phát triển MRSA ở phổi và dẫn dến viêm phổi do nhiễm vi khuẩn. Không dễ để bạn có thể biết được loại vi khuẩn nào gây viêm phổi, nhưng, các triệu chứng như sốt tăng dần trong 3-5 ngày, ho có đờm, đau ngực và khó thở là những dấu hiệu  bạn nên đến khám bác sỹ.

Viêm cơ tim

Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng viêm cơ tim có thể là hậu quả của việc bị cảm lạnh/cúm và có thể ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Viêm cơ tim là tình trạng viêm và bị phá hủy của các mô cơ tim, và điều này có thể dẫn đến suy tim. Triệu chứng bao gồm khó thở, tích tụ dịch quanh mắt cá chân và bắp chân, đau ngực khi thở.
Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng virus nếu virus là nguyên nhân gây bệnh, hoặc sử dụng steroid. Một số người sẽ hồi phục, nhưng một số người khác sẽ phải uống các loại thuốc tim mạch trong suốt phần đời còn lại, thậm chí cần phải cấy ghép tim mới.

Hội chứng Reye

Hội chứng Reye là hội chứng mà cả não và gan đều bị viêm. Nguyên nhân thường là do sự phối hợp của việc sử dụng aspirin và một bệnh gây ra do virus. Hội chứng Reye cũng có thể là hậu quả của việc bị cảm lạnh/cúm (khi bị thủy đậu), nhưng may mắn là hội chứng này rất hiếm gặp.
Hội chứng Reye thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, triệu chứng bao gồm nôn mửa, lú lẫn, hôn mê và các thay đổi khác về mặt tâm lý. Không có biện pháp cụ thể nào có thể điều trị hội chứng Reye và triển vọng điều trị rất đa dạng. Một số người sẽ hồi phục hoàn toàn, trong khi một số người khác sẽ phải chịu các hậu quả lâu dài về mặt thần kinh, tỷ lệ tử vong là 1/5.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không bao giờ nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên sử dụng bất cứ loại thuốc nào có chứa aspirin khi trẻ bị cảm lạnh/cúm, thủy đậu, sốt hoặc các bệnh tương tự, bởi aspirin được chứng minh trong một số tài liệu y học là có liên quan đến hội chứng Reye.

Sảy thai

Nhiễm virus nặng có thể sẽ càng tệ hơn nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là virus cúm. Nếu bạn đang mang thai, và nghi ngờ mình bị cúm, hãy đến gặp bác sỹ. Điều trị có thể bao gồm việc truyền dịch, dùng thuốc hạ sốt và có thể sử dụng thuốc kháng virus như Tamiflu hoặc Relenza. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cúm trong khi mang thai là dự phòng chủ động bằng cách tiêm vaccin phòng cúm.

Viêm não hoặc viêm màng não

Viêm não là tình trạng viêm xảy ra với các mô não, còn viêm màng não là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc não và tủy sống. Đây là những tình trạng tương đối hiếm gặp, nhưng một khi đã xảy ra thì sẽ rất nghiêm trọng. Enterovirus thường là nguyên nhân gây cảm lạnh, và cũng có thể gây viêm màng não với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, sốt cao và lú lẫn.
Rất hiếm khi cúm dẫn đến viêm não. Triệu chứng của viêm não bao gồm lú lẫn, sốt, đôi khi có thể co giật hoặc xuất hiện các vấn đề về thần kinh khác.
Nhiễm virus thường sẽ cải thiện mà không cần điều trị nhưng nhiễm vi khuẩn thì không, do vậy việc đến khám bác sỹ là hết sức cần thiết. Hầu hết mọi người đều có thể hồi phục nhưng có một số trường hợp sẽ để lại hậu quả là các tổn thương thần kinh như điếc, động kinh, lú lẫn và mất trí nhớ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời tiết giao mùa và bệnh cúm
Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm