Viêm gan C là một bệnh ở gan, do vậy, việc viêm gan C dẫn đến các biến chứng ở gan là điều không có gì ngạc nhiên cả, ví dụ như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, virus viêm gan C có thể liên quan đến các dạng ung thư khác, cũng như liên quan tới các biến chứng về thần kinh.
Rất nhiều bệnh không liên quan tới gan khác lại có nguyên nhân là do viêm gan C, bao gồm các bệnh da liễu, bệnh tự miễn, bệnh thận, bệnh tim mạch, các bệnh chuyển hóa và các rối loạn về ung thư. Trên thực tế, một nghiên cứu mới đây vào tháng 4 năm 2016 được đăng tải trên tạp chí Journal of the National Cancer Institute (JNCI), đã xem xét bệnh án của hơn 34.000 người bị ung thư và dương tính với virus viêm gan C. Các tác giả nghiên cứu thấy rằng, tỷ lệ bệnh viêm gan C cao hơn ở những người bị ung thư vùng đầu và cổ, so với các dạng ung thư khác (ung thư phổi, thực quản và ung thư bàng quang). Nhưng vì đây chỉ là một nghiên cứu quan sát, nên cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khám phá về mối liên quan giữa bệnh viêm gan C và ung thư vùng đầu cổ.
Một nghiên cứu khác cũng xuất bản trên tạp chí JNCI cũng rđã tìm ra được mối liên quan giữa viêm gan C và virus gây u nhú sinh dục ở người (HPV). Trong nghiên cứu này, các tác giả nghiên cứu thấy rằng, những người bị ung thư vùng đầu cổ và mắc HPV sẽ có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn những người khác.
Các biến chứng khác liên quan đến viêm gan C
Tiểu đường: Một nghiên cứu xuất bản trên World Journal of Gastroenterology năm 2009 chỉ ra rằng, viêm gan C và tình trạng kháng insulin trong bệnh tiểu đường typ 2 có liên quan ở một mức độ nào đó. Virus viêm gan C có thể cản trở trực tiếp và/hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa glucose.
Bệnh tim mạch: Các nhà nghiên cứu tại trường đại học y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg và trung tâm dự phòng các bệnh tim mạch Ciccarone đã chứng minh rằng, trong số những nam đồng tình, những người bị viêm gan C mãn tính sẽ dễ có khả năng hình thành mảng xơ vữa do chất béo và canxi tích tụ lại bên trong các động mạnh hơn. Kết quả này đã được xuất bản trên tạp chí Journal of Infectious Diseases.
Chứng Cryoglobulinemia huyết: Ảnh hưởng của bệnh viêm gan C lên hệ tim mạch không chỉ giới hạn tại tim. Bệnh Cryoglobulinemia là một rỗi loạn tự miễn phức tạp khiến cơ thể bạn bị phát ban, mệt mỏi, đau khớp, bệnh thận và các bệnh về thần kinh. Bệnh xảy ra khi virus viêm gan C sản xuất ra cryoglobulation (một loại kháng thể protein bất thường) và sẽ tích tụ lại ở lớp niêm mạch mạch máu, gây viêm. Một nghiên cứu năm 2009 xuất bản trên Kidney International chỉ ra rằng, những người mắc chứng cryoglobulinemia huyết thường sẽ bị viêm gan C lâu hơn những người không mắc rối loạn này, mặc dù các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khám phá ra mối liên quan giữa 2 căn bệnh này, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Bệnh Parkinson: Gần đây, một nghiên cứu tại Đài Loan chỉ ra rằng, có thể có mối liên quan giữa bệnh viêm gan C và bệnh Parkinson. Các tác giả nghiên cứu đã theo dõi một nhóm gần 50.000 người bị viêm gan B và viêm gan C và gần 20.000 người không mắc bệnh viêm gan trong vòng 12 năm. Trong số những người bị viêm gan, 270 người bị bệnh Parkinson, trong số 270 người ngày có 120 người bị viêm gan C. Trong khi cần có thêm nghiên cứu để xác định liệu viêm gan C có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển bệnh Parkinson hay không, thì việc virus viêm gan C tác động lên hệ miễn dịch có thể là một yếu tố nguy cơ.
Kết luận
Nhìn chung, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu được sâu hơn mối liên hệ của các bệnh không liên quan đến gan với bệnh viêm gan C. Tuy nhiên, rõ ràng rằng, những người đã bị viêm gan C nên thường xuyên đến khám bác sỹ và ghi nhớ rằng, viêm gan C có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe nói chung.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn