Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết sự khác biệt của cơ thể ngày rụng trứng

Với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 đến 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ vào ngày 14 hoặc 15 của chu kỳ. Điều này thì hầu như ai cũng biết, tuy nhiên xung quanh ngày rụng trứng còn rất nhiều điều đặc biệt khác nữa...

Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Trong một kỳ kinh của phụ nữ sẽ có một nang trứng chín và rụng để sẵn sàng cho việc thụ tinh, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng có ngày rụng trứng giống nhau, vì nó còn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn thì ngày rụng trứng sẽ có sự chênh lệch.

Hormon là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormon sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp. Chu kỳ kinh của phụ nữ (phổ biến là 28 ngày, có thể dài và ngắn hơn), ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong kỳ rụng trứng, đó là nhiệt độ cơ thể nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong kỳ rụng trứng, đó là nhiệt độ cơ thể nữ giới cao hơn rõ rệt so với ngày thường. Sự tăng thân nhiệt trong giai đoạn này có nguyên nhân từ việc tăng nồng độ hormon progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng.

Sự thay đổi của cơ thể khi trứng rụng

Mỗi phụ nữ sinh ra đã có hàng triệu quả trứng ở sẵn trong buồng trứng và chỉ chờ đợi đến ngày rụng trứng. Tuy nhiên, trong mỗi chu kỳ thường chỉ có một trứng được rụng và sống được từ 12-24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng. Khi trứng đã rụng, các noãn (trứng) đi vào ống dẫn trứng và chờ để được thụ tinh. Nếu không được thụ tinh nó sẽ tự hỏng. Khoảng 2 tuần sau đó, những lớp màng dày của tử cung bắt đầu rơi rụng xuống và xuất hiện chu kì kinh nguyệt mới.

Mỗi phụ nữ sinh ra đã có hàng triệu quả trứng ở sẵn trong buồng trứng và chỉ chờ đợi đến ngày rụng trứng.

Ngày rụng trứng cũng có thể đến sớm hoặc muộn hơn thông thường. Đó là việc thay đổi lịch sinh hoạt, bị ốm, stress, dùng các biện pháp tránh thai. Những thay đổi của bạn khi đến ngày rụng trứng có thể không quá lớn, bạn có thể cảm nhận bằng mắt thường, bằng sự thay đổi nhẹ của cơ thể. Ngoài ra nắm rõ các dấu hiệu của ngày rụng trứng là gì cũng giúp chị em có cách phòng tránh thai cũng hoặc có em bé hiệu quả.

Bạn có thể phát hiện được thay đổi nhiệt độ cơ thể bằng cách đo nhiệt độ vào mỗi sáng. Thời điểm từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ, phụ nữ thường cảm thấy đau, căng và tức ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng lên đột ngột của nội tiết tố nữ. Không phải mọi phụ nữ đều có dấu hiệu rụng trứng này, có người cảm nhận rõ nhưng có người chỉ thấy hơi khó chịu chút.

Trong thời điểm rụng trứng, một số bạn bị ra máu, vì mức estrogen trong cơ thể bị giảm ngắn hạn, khiến nội mạc tử cung mất đi sự hỗ trợ của hormon làm bong tróc một phần nội mạc tử cung, nên dịch nhầy có ra kèm chút máu và không có gì đáng lo ngại. Thời gian này,vùng kín thường tiết nhiều dịch trắng trong (giống lòng trắng trứng gà), ẩm ướt, chất nhầy âm đạo rất mỏng sẽ là cơ hội thuận lợi để tinh trùng bơi qua dễ dàng hơn, tăng khả năng thụ thai nhưng đồng thời cũng làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh.

Trong kỳ trứng rụng, sự tăng cường hormon khiến cho người phụ nữ có ham muốn hơn trong "chuyện ấy". Giai đoạn này, phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn hẳn trong mắt người khác giới. Bởi trong những ngày này, sức sống, độ rực rỡ, bản năng thích chứng tỏ bản thân của con gái cao hơn hẳn so với bình thường.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách tính ngày rụng trứng.

ThS. Thanh Phương (BV Phụ Sản Hà Nội) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm